chiến tranh của Đồng Minh dường như đã tiếp thêm sức mạnh cho những
thành viên trẻ của Việt Minh và giúp củng cố khả năng kiểm soát của ông.
Nhưng thậm chí trước khi thiết lập mạng lưới này tại Bắc Kỳ, điệp viên
Lucius đã bắt đầu gửi báo cáo cho Fenn. Ngày 29 tháng 3, "Hoo" gửi đi
một bản báo cáo gay gắt về tình hình tại Đông Dương thuộc Pháp. Trong
đó, cũng như cuốn sách của Shaw, là trình tự thời gian chính xác và lịch sử
Việt Nam từ khi Pháp xâm lược. Như một phần nền tảng mô tả hoạt động
chống Pháp của Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận xét: "Bên cạnh quyền tự do
hút thuốc phiện, uống rượu và nộp thuế, người Đông Dương không có
quyền tự do nào khác". Thêm vào đó, ông đã cung cấp vô số thông tin về
việc sử dụng tuyên truyền của Nhật và về thái độ của Việt Nam đối với cả
Nhật và Đồng Minh. Chú ý đặc biệt được dành cho những hoạt động của
Việt Minh: sự ủng hộ mà giai cấp nông dân dành cho họ, những hoạt động
chống Nhật của họ, và sự ngược đãi của Pháp đối với họ.
"Bên cạnh tuyên truyền và công tác tổ chức", Hồ Chí Minh nói, "Việt Minh
rất chú ý đến vấn đề giáo dục. Dù còn vô vàn khó khăn nhưng họ vẫn tổ
chức những lớp học bí mật buổi tối để đay người nông dân, cả nam lẫn nữ,
đọc và viết. Tại những nơi Việt Minh hoạt động mạnh, nạn mù chữ gần như
được xoá sổ". Tuy nhiên, ông cũng thành thật chỉ ra rằng công tác của họ
vượt quá khả năng tự lực. Ban đêm, thanh niên Việt Minh luyện tập chiến
tranh du kích với vũ khí tự tạo - thường là súng gỗ và gậy tre. Một phần vì
thiếu vũ khí nên sự kháng Nhật hiếm khi mang tính bạo lực. Hầu hết các
hoạt động kháng cự đều mang tính thụ động. Chẳng hạn, ông giải thích "đôi
khi các cán bộ giấu thực phẩm của Nhật, chỉ để hứng lấy sự trả đũa của
Pháp. Khi tìm thấy nơi cất giấu, người Pháp sẽ tịch thu hết gạo và trừng
phạt cả làng cộng sản". Khi xây dựng hình ảnh Việt Minh trong con mắt
những người cuối cùng sẽ đọc báo cáo của mình, Hồ Chí Minh đồng thời
cũng lên án Pháp: