không thể đạt một được thoả thuận sơ bộ với Việt Minh vì vậy vào tháng 6
năm 1945 Sư đoàn 21 của Nhật đã được lệnh tiến đánh quân du kích .
Tuy nhiên, khi hành động này còn chưa xảy ra, Chi nhánh R&A của OSS
đã thông báo cho Patti rằng nó có "những báo cáo về sự chống đối quân
Nhật tích cực của Việt Minh tại khu vực Tuyên Quang - Thái Nguyên -
Lạng Sơn - Bắc Cạn và các hoạt động của họ có vẻ là chiến thuật bán quân
sự". Với thông tin này, sau khi đã nghe Vương Minh Phương kể nhiều về
quá trình lịch sử của Việt Minh và tin tưởng vào năng lực tiềm tàng của
Việt Minh, Patti hứa sẽ bàn bạc về khả năng sử dụng Việt Minh với các
đồng nghiệp. Nhưng Patti cũng có một yêu cầu: ông muốn gặp Hồ Chí
Minh.
Khi Patti báo cáo với Helliwell, Heppner và thiếu tá Robert E. Wampler,
chỉ huy chi nhánh SO của OSS tại Côn Minh về nội dung cuộc nói chuyện
với Vương Minh Phương, tất cả đều bày tỏ sự lo lắng là bất cứ loại vũ khí
nào được cung cấp cho Việt Minh đánh Nhật sẽ nhanh chóng trở thành
công cụ chống lại Pháp. Tuy nhiên, bản chất tương đối bất hợp tác của
người Pháp và người Hoa địa phương lại làm cho Việt Minh trở thành lựa
chọn hàng đầu trong nhiều giải pháp tốt nhất của OSS nhằm kiếm được các
đặc vụ cần thiết để thiết lập mạng lưới tình báo quân sự tại FIC đã được
định hình trong Dự án QUALL. Hơn nữa, thông tin của Patti cho rằng cuộc
gặp với Hồ Chí Minh là con đường tốt nhất nhằm kiếm được những đặc vụ
mà ông cần. Khi Patti và Vương Minh Phương gặp nhau lần thứ hai,
Phương nói với Patti anh đã gửi thông điệp tới Hồ Chí Minh và đã bố trí
một cuộc gặp tại thị xã biên giới Tĩnh Tây.
Cuối tháng 4, Patti rời Côn Minh, kết hợp chuyến đi đến các đơn vị của