Chỉ có một con đường duy nhất để chúng ta cứu lấy cuộc sống của mình:
toàn thể đồng bào ta phải chuẩn bị đánh đuổi loài chim săn mồi Nhật .
"Những lời hiệu triệu" kêu gọi nhân dân "không than van vô ích" và thôi
thúc họ tự trang bị vũ khí với "gậy gộc, giáo mác, dao, đánh đuổi giặc Nhật
và giành lại kho thóc và nhà cửa của các bạn". Năm 1946 Trường Chinh đã
tuyên bố rằng sau đảo chính, quân du kích (Việt Minh) liên tục tấn công
nhiều đồn bốt tại các vùng cao và trung du thuộc miền Bắc Việt Nam, tước
vũ khí của nhiều lính Pháp và các đến vị Bảo an để ngăn chặn vũ khí của
chúng rơi vào tay Nhật; tấn công quân đội Nhật đang di chuyển dọc theo
các tuyến đường bộ thuộc Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao
Bằng, quấy rối quân địch thậm chí ngay tại thủ phủ của tỉnh Bắc Cạn, và
tấn công bất ngờ vào căn cứ của chúng tại Chợ Chu. Mặc dù mô tả của
Trường Chinh có thể là cường điệu, nhưng Việt Minh liên tục quấy rối Nhật
sau cuộc đảo chính tháng Ba. Nhiều năm sau, Trần Thị Minh Châu hồi
tưởng về kết quả các cuộc tấn công trước đây:
Qua các cuộc tấn công, chúng tôi đã tiêu diệt được kẻ thù thu nhiều vũ khí
và hàng tiếp tế. Đôi khi chúng tôi còn thu được đủ vũ khí để trang bị cho cả
một trung đội. Tại Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp đã phát động tấn công vào
các bốt gác của kẻ thù tại Nà Ngần và Phay Khắt. Ở đó, chúng tôi đã thu
được toàn bộ vũ khí. Vào lúc đó, theo chính sách của Việt Minh, có thể tiến
hành tấn công kẻ thù tại mỗi địa phương có điều kiện thuận lợi .
Ngoài ra, Frank Tan gửi điện về sở chỉ huy GBT tường thuật lại vài trận
đánh thành công tương tự của Việt Minh như Trường Chinh đã đề cập đến,
gồm cuộc tấn công tại Bắc Cạn và cuộc phục kích đoàn hộ tống Nhật gần
Chợ Chu. Ít ra nguồn tin của Nhật cũng chứng minh hoạt động du kích của