Việt Minh. Trong "Báo cáo về những biện pháp do Đạo quân Nhật thứ 8 tại
FIC thực hiện suốt năm 1945" được viết sau khi Nhật đầu hàng, tác giả
người Nhật xác nhận "các hoạt động của Đảng Việt Nam tại Bắc Đông
Dương ngày càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt là quấy rối an ninh công cộng,
nhằm đánh đuổi Nhật để thiết lập nền độc lập hoàn toàn cho nhân dân…",
bản báo cáo tiếp tục, Nhật buộc phải tiếp tục sử dụng sức mạnh đáng kể
trong việc đàn áp khá vất vả những người ủng hộ Việt Minh cho tới tận
ngày đình chiến 15 tháng 8". Mặc dù yếu hèn khi so sánh với các phong
trào bí mật của châu Âu trong chiến tranh, nhưng Việt Minh đã được tổ
chức và có một lịch sử vững chắc trong việc kêu gọi nhân dân đứng lên
chống Nhật. Đến tháng 6, Nhật bắt đầu khó chịu với những cuộc quấy rối
của Việt Minh nên đã ra lệnh cho Sư đoàn 21 (Nhật) đàn áp Việt Minh. Dựa
trên các nguồn tin của Nhật và Việt Minh, nhà sử học Stein Tonnesson đã
mô tả quyết định đó như sau:
Sau vụ một trung uý Nhật bị giết trong cuộc phục kích của Việt Minh, quân
đội Nhật đã bắt bốn người có cảm tình với Việt Minh trong ngôi làng gần
nhất và tra vấn họ. Sau đó họ được tha và mang về trao cho các chỉ huy
của họ vái lá thư nội dung nói về thái độ đồng cảm nói chung đối với cuộc
chiến giành độc lập của Việt Minh nhưng lại thuyết phục Việt Minh hợp tác
với Nhật chống lại Anh và Mỹ. Nhật không có ý định chiếm đóng những
khu vực Việt Minh đang hoạt động, nhưng nếu Việt Minh vẫn tiếp tục tấn
công thì Nhật sẽ đíều tới một đại đội để tiêu diệt bằng hết. Việt Minh đáp
trả bằng việc cho xuất bản một bản tóm tắt nội dung những bức thư trên tờ
báo bí mật. Chẳng bao lâu vấn đề Việt Minh được trình lên cấp cao nhất
tại Hà Nội…
Rõ ràng, sở chỉ huy của Nhật tại Hà Nội kết luận, ít nhất là trong lúc này