OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 33

Bất chấp tài hùng biện và chủ nghĩa lý tưởng trong tuyên bố 14 điểm của
Wilson, trên thực tế, mô hình lý tưởng về quyền tự quyết ít hấp dẫn những
nước thực dân, nhất là Anh và Pháp - những quốc gia luôn chống lại quan
niệm này và cho rằng nó không mấy quan trọng. Kiến nghị của Nguyễn Ái
Quốc giành được ít sự quan tâm, ngoại trừ từ phía cảnh sát Pháp, Bộ Thuộc
địa và người Việt ở Paris và Hà Nội - những người đọc nó. Sau hội nghị
Versailles, Nguyễn Tất Thành - lúc này là Nguyễn Ái Quốc - "hiểu rằng
những tuyên bố về tự do mà các chính khách đưa ra trong thời gian chiến
tranh chỉ là cái bánh vẽ được sử dụng để lừa gạt dân chúng"
. "Nếu muốn
được giải phóng
", ông nhận xét, "các dân tộc phải dựa vào chính mình, vào
sức mạnh của mình
".

Dù không còn ảo tưởng vào các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị
Versailles, nhưng Nguyễn Ái Quốc mới chỉ bắt đầu theo đuổi sự nghiệp giải
phóng Việt Nam. Năm 1920, ông tiếp tục nhấn mạnh ý kiến của mình về
tình hình Việt Nam tại một cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp. Nhắc lại thực
trạng người Việt thiếu những quyền tự do sơ đẳng, ông bổ sung thêm:

"Chúng tôi bị cưõng bức sống trong cảnh dột nát và tầm thường vì chúng
tôi không có quyền được học hành. Ở Đông Dương, những kẻ thực dân tìm
mọi cách và mọi biện pháp ép chúng tôi hút thuốc phiện và uống rượu
nhằm đầu độc và cám dỗ chúng tôi. Hàng ngàn người Việt Nam đã bị đẩy
đến cái chết từ từ hoặc bị tàn sát vì những lợi ích của dân tộc khác".

Mặc dù phát biểu của ông được chào đón bằng những tràng vỗ tay vang dội
từ các đại biểu tham dự phiên họp, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn thất vọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.