những điều tuơng tự xảy ra tại Phan Rang. Nqười Pháp phá lên cười trong
khi đồng bào tôi vì chúng mà chết đuối. Đối với những kẻ thực dân, cuộc
sống của một người châu Á hay châu Phi không đáng giá một xu".
Không lâu sau, Thành từ bỏ cuộc sống trên biển và những năm đầu Chiến
tranh thế giới 1 ông sống tại Anh, học tiếng Anh và làm nhiều nghề lặt vặt -
từ quét tuyết đến làm việc trong nhà bếp của đầu bếp lừng danh Auguste
Escoffier. Đến cuối năm 1917, ông đến Paris, ở đó ông tham dự những cuộc
họp của Đảng Xã hội Pháp và làm quen với giới trí thức Pháp cũng như
Việt kiều thuộc mọi thành phần xã hội. Mặc dù tên tuổi được thừa nhận
trong các nhóm ủng hộ chủ nghĩa xã hội và ngoại kiều, nhưng cơ bản
Thành vẫn là người vô danh. Nhưng với chiến thắng của Đồng Minh và
tiếp đó là hội nghị hoà bình diễn ra vào tháng 6 năm 1919, điều đó bắt đầu
thay đổi.
Nhờ sự giúp đỡ của một luật sư yêu nước người Việt thạo tiếng Pháp hơn,
Thành đã thảo đơn kiến nghị gửi các nhà lãnh đạo nhóm họp tại Versailles
yêu cầu áp dụng 14 điểm của Tổng thống Woodrow Wilson đối với Việt
Nam, đặc biệt là những điều khoản đối với quyền tự quyết của các dân tộc.
Trong kiến nghị "Yêu sách của người dân An Nam", Thành yêu cầu Việt
Nam tự trị; tự do liên hiệp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại; ân
xá tù chính trị; quyền bình đẳng giữa người Việt và người Pháp; bãi bỏ thuế
muối, đi phu, và các chính sách của Pháp cưỡng bức tiêu thụ rượu và thuốc
phiện nhằm thu lợi. Ông ký vào đơn kiến nghị với bí danh sẽ làm ông nổi
tiếng: Nguyễn Ái Quốc.