OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 36

Tuy nhiên, thành công của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội cũng phải
trả giá. Những hoạt động cấp tiến của Nguyễn Ái Quốc đã thu hút sự chú ý
của nhà cầm quyền Trung Quốc và ông thường xuyên bị theo dõi. Bị buộc
phải rời khỏi miền Nam Trung Quốc, ông bí mật đến Hồng kông.

Được tổng hành dinh Quốc tế Cộng sản chỉ thị trở lại Pháp nhưng ông nhận
thấy không thể hoạt động tại đó bởi vẫn bị cơ quan mật vụ theo dõi với hy
vọng dẹp yên những chỉ trích chính sách cai trị của Pháp. Đang nóng lòng
quay về hoạt động ở châu Á thì Nguyễn Ái Quốc được cử đến Xiêm.

Tháng 7 năm 1928 ông bắt đầu hoạt động trong những cộng đồng người
Việt có tổ chức rất tốt ở đó. Mặc dù Nguyễn Ái Quốc và tư tưởng của ông
nhìn chung được tiếp nhận tốt, nhưng đến lúc này Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội nảy sinh hai vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề thứ nhất là một
chính đảng mới - Việt Nam Quốc dân Đảng (dập theo mô hình Quốc dân
Đảng ở Trung Quốc) - ráo riết cạnh tranh thu hút thành viên với Hội. Vấn
đề thứ hai là bất đồng trong hàng ngũ lãnh đạo Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội về mục tiêu hàng đầu cách mạng xã hội hay độc lập dân tộc -
đe doạ sự tiếp tục tồn tại của tổ chức này.

Trong một nỗ lực giải quyết bất đồng, năm 1930, một tổ chức mới có tên
Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) được thành lập trên cơ sở hợp nhất những
phần còn lại của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội cũng như các thành
viên của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vốn bất đồng quan điểm. Dẫu
vậy, vai trò đấu tranh giành độc lập dân tộc trong VCP tiếp tục có vấn đề.
Quốc tế Cộng sản nhất định đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải trở thành
Đảng Cộng sản Đông Dương vì "việc bỏ qua những gì liên quan đến Việt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.