OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 37

Nam đã chuyển sự chú ý ra khỏi sự nghiệp độc lập dân tộc - lúc này được
Moskva xem là mối quan tâm tiểu tư sản - đến cuộc đấu tranh giai cấp".

Dù chính sách mới của Quốc tế Cộng sản không thừa nhận những gì
Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành xuất sắc - tập hợp các cá nhân thuộc các
thành phần xã hội rộng rãi cho sự nghiệp độc lập và sau đó là cho những tư
tưởng Leninist - nhưng ông vẫn tiến về phía trước cùng với chỉ thị mới và
thông báo việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP).

Trong những nhận xét có tính kết luận của mình, ông nhấn mạnh đến
đường lối của Đảng khi tuyên bố ICP mới là "chính đáng của giai cấp lao
động". "Đảng sẽ", ông công khai tuyên bố, "giúp giai cấp vô sản lãnh đạo
cách mạng đấu tranh vì những người dân bị áp bức và bóc lột". Ông chỉ thị
cho các đồng chí của mình tuân thủ mười nguyên tắc giúp Đảng, trong đó
nguyên tắc thứ hai, chỉ kém nguyên tắc "đánh bại đế quốc Pháp, phong
kiến, giai cấp tư bản Việt Nam phản động", là "làm cho Đông Dương hoàn
toàn độc lập". Nguyễn Ái Quốc vẫn ở lại Hồng Kông nhưng ông bị vô hiệu
hoá và không thể làm đại sự từ nơi đó; những tranh cãi vẫn tiếp diễn với
những thành viên trẻ hơn trong Đảng vốn khẳng định rằng họ có hiểu biết
đúng đắn hơn những chính sách cộng sản trong tình hình hiện tại. Năm
1931, trong khi vẫn đề nghị Quốc tế Cộng sản cử mình đến một nơi nào đó
hoạt động thì ông bị cảnh sát Anh bắt vì tội lật đổ và chịu cảnh giam cầm
(cả trong trại giam và bệnh viện) gần 18 tháng trước khi các đồng minh can
thiệp trả tự do cho ông với điều kiện ông phải rời khỏi thuộc địa.

Sau một số khởi đầu không suôn sẻ, ông đến Trung Quốc và sau đó là Liên
Xô, tại đây sức khoẻ phục hồi, ông đi dự giờ và giảng bài, truyền đạt kinh
nghiệm cho những thanh niên Việt Nam đang theo học tại Moskva. Tuy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.