Tại Sài Gòn - nơi lúc đầu ICP đặt đại bản doanh - ban lãnh đạo bị tổn thất
một phần mười trong các cuộc bố ráp của mật thám trong mùa hè năm 1931
và không khôi phục được cho đến khi xuất hiện người cộng sản trẻ tuổi
Trần Văn Giàu năm 1933. Với cả Nam Kỳ và Trung Kỳ tạm thời yên tĩnh
và với việc ICP không có hoạt động đáng kể nào ở Bắc Kỳ cho đến năm
1934, Đông Dương dường như một lần nữa lại yên bình đối với những ông
chủ thực dân. Thậm chí những thay đổi hệ trọng - nhưng ngắn ngủi - trong
chính sách của Pháp được mở đầu bởi cuộc Đại suy thoái còn quan trọng
hơn những cuộc nổi dậy chóng vánh do cuộc khủng hoảng kinh tế đầu
những năm 1930 gây ra. Đến năm 1936, kinh tế bắt đầu hồi phục và Chính
phủ Mặt trận Bình dân mới trúng cử ở Pháp cho phép giới trí thức, cả ở
chính quốc và với mức độ hạn chế hơn ở Đông Dương, được chỉ trích tình
hình thuộc địa một cách công khai hơn. Vẫn ẩn danh tại Liên Xô, Nguyễn
Ái Quốc thúc giục các đồng chí của mình trong ICP nắm lấy cơ hội do tán
Chính phủ xã hội của Leon Blum(2) tạo ra. "Thắng lợi của Mặt trận Bình
dân tại Pháp là một cơ hội hiếm hoi và chúng ta không được bỏ qua", ông
đưa ra lời khuyên. "Vấn đề cốt yếu hiện nay là đảm bảo sự thống nhất hoàn
toàn trong Đảng, đặc biệt là giữa các Đảng bộ trong và ngoài nước". Tinh
thần lạc quan của ông về cơ hội mà việc lên nắm quyền của những người
theo chủ nghĩa xã hội ở Pháp mang lại bị tác động bởi sự trỗi dậy của chủ
nghĩa Quốc xã ở nước Đức. "Phải hết sức nỗ lực thành lập một mặt trận dân
chủ chống phát xít và chiến tranh". Ông kết luận và bổ sung thêm rằng
"mặt trận này phải tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước, tất cả những ai
muốn chiến đấu bảo vệ tổ quốc". Trong "Đường lối của Đảng giai đoạn
Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939)", Nguyễn Ái Quốc một lần nữa làm rõ
niềm tin của ông vào sự cần thiết phải có một thành phần ủng hộ rộng rãi.
Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ông viết: