"Mặt trận này không chỉ bao gồm người dân Đông Dương mà còn cả
những người Pháp tiến bộ sống tại Đông Dương, không chỉ những người
lao động mà còn cả thành phần tư sản dân tộc, phải cố gắng thu hút họ vào
Mặt trận, phải giành được những yếu tố có thể giành được và trung lập
hoá những ai có thể trung lập. Chúng ta phải bằng mọi cách không để họ
đứng ngoài Mặt trận, e rằng họ có thể ngả về phía kẻ thù của cách mạng
và làm tăng sức mạnh của những thế lực phản động ".
Trong khi ICP tại Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên Mặt trận Bình dân
thì còn bão tố báo hiệu một cuộc chiến tranh thế giới nữa, như Nguyễn Ái
Quốc đã viết, có thể nghe thấy từ rất xa. Khi lực lượng xã hội bị truất quyền
vào năm 1939, người Việt Nam nhanh chóng mất những quyền tự do mới
mà họ giành được trước đó, nhưng Chiến tranh thế giới 2 bất ngờ nổ ra đã
mang đến một loạt cơ hội và thách thức mới. Một trong số đó là Nguyễn Ái
Quốc trở về châu Á. Sau khi nhắc lại yêu cầu tích cực công tác, năm 1938
Nguyễn Ái Quốc lại được cử trở lại Trung Quốc để hoạt động cùng Đảng
Cộng sản Trung Quốc (CCP) đang lớn mạnh. Lúc này CCP gặp rất nhiều
khó khăn. Họ phải đối mặt với hai kẻ thù hùng mạnh là Tưởng Giới Thạch
và lực lượng Quốc dân Đảng của ông ta (những kẻ tiếp tục quấy nhiễu
những người cộng sản mà không đếm xỉa đến thoả ước ngừng bắn tạm
thời) và quân đội Nhật Hoàng. Họ có quá ít đồng minh.
Nhưng Nguyễn Ái Quốc được đón nhận chu đáo như một nhà cách mạng
quan trọng và được bố trí làm nhà báo viết về tình hình Trung Quốc. Có lẽ
quan trọng hơn cả là lúc này ông có thể liên lạc trực tiếp với các nhà cách
mạng Việt Nam đang hoạt động tại miền Nam Trung Hoa và có thể trở về
với trọng tâm sự nghiệp của đời ông: giải phóng Việt Nam khỏi ách cai trị
của Pháp. Cuối cùng thì việc này cũng trở nên dễ dàng khi ông liên lạc
được với "Chi nhánh Đảng Hải ngoại" của ICP ở Côn Minh năm 1940.