chóng hành động để mở rộng và củng cố cả ICP và Việt Minh. Nhà sử học
Huỳnh Kim Khánh lưu ý rằng hội nghị đã "công bố một sự tái minh định
cấp tiến về bản chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam", đòi hỏi phải
tiến hành "cách mạng giải phóng dân tộc" và "tạm hoãn đấu tranh giai cấp".
Sau khi hội nghị bế mạc, Nguyễn Ái Quốc ở lại Pác Bó viết cho báo của
Việt Minh, biên soạn một cuốn sách hướng dẫn ngắn gọn về tiến hành
chiến tranh du kích, bảo trợ những chương trình xoá nạn mù chữ và dạy
học. Trong "những lá thư từ hải ngoại" được ông viết sau hội nghị Trung
ương, ông kêu gọi mọi người dân tham gia vào cuộc đấu tranh: "Cứu nguy
dân tộc là sự nghíệp chung đối với mọi người dân chúng ta. Mỗi người Việt
Nam phải tham xía vào sự nghiệp này. Ai có tiền thì góp tiền, ai có sức thì
góp sức ai có tài năng thì góp tại năng. Tôi nguyện sử dụng toàn bộ khả
năng có hạn của mình để đi theo các bạn và tôi sẵn sàng hy sinh chính bản
thân mình".
Nguyễn Ái Quốc ở lại Bắc Kỳ, ông làm việc tại Pác Bó và sau đó là tại căn
cứ mới của Việt Minh ở Lam Sơn, phía bắc Cao Bằng, cho đến mùa hè năm
1942. Công tác của ông và của những cán bộ khác hoạt động tại khu vực
này là đẩy mạnh cả tuyên truyền và chiến thuật chiến tranh du kích có ý
nghĩa quyết định đối với thành công cuối cùng của phong trào. Từ những
nghiên cứu của mình về việc thành lập những cơ sở đu kích đầu tiên tại
Việt Nam, Greg Lockhart đã viết một cách đầy thuyết phục: "Với chiến
thuật du kích và tuyên truyền vũ trang hướng tới một mô hình lý tưởng về
sức mạnh và một cuộc sống tốt đẹp hơn trong thế giới hiện đại, Việt Minh
đã bắt đầu động viên sức mạnh của toàn dân tộc". Đến tháng Tám, cảm
thấy tin tưởng rằng tình hình tại Việt Bắc, vùng giải phóng ở miền núi Bắc
Việt Nam, đang tiến triển thuận lợi, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung
Quốc tìm kiếm hậu thuẫn từ bên ngoài cho sự nghiệp của mình. Được cung