niềm hy vọng đối với "việc giáo dục" chính trị ở cuối các chế độ dân chủ
thế giới. Mặc dù thông điệp gửi Côn Minh của Patti phê phán nặng nề Việt
Minh, nhưng vị trí của họ thậm chí trở nên yếu hơn khi bức điện đang còn
được truyền qua các kênh. Trong giác thư gửi Bộ ngoại giao, tướng
Donovan đã trích dẫn nguyên văn lời của Patti, nhưng đoạn mở đầu của
Donovan lại nhầm Chính phủ Lâm thời của Việt Minh với chính quyền
trước kia của Trần Trọng Kim. Vì vậy, Việt Minh đã được coi là không chỉ
"non nớt về chính trị" và "bị Nhật và các thành phần cộng sản làm cho mê
muội" mà còn là những kẻ cộng tác với kẻ thù. Dĩ nhiên, Việt Minh không
hề biết gì về nhưng lời bóp méo này, và mặc dù họ đã hết sức quan tâm tới
ý kiến của Mỹ, tân Chính phủ Lâm thời của Việt Minh đã gặp một vấn đề
rắc rối hơn rất nhiều ngay trên ngưỡng cửa của họ.
Cùng ngày với cuộc gặp giữa Võ Nguyên Giáp và Patti, quân Tưởng ồ ạt
kéo qua biên giới Việt Nam, gây ấn tượng "sợ hãi và giận dữ trong người
Pháp cũng như người Việt".
Chắc chắn nỗi sợ hãi của người Việt được hình thành trong cả thời kỳ lịch
sử cổ đại (1000 năm chiếm đóng của phong kiến Trung Quốc) lẫn quá khứ
gần đây. Ngày 11, 12 tháng 8, từ Việt Bắc, thiếu tá Thomas đã báo cho
Bách Sắc về việc quân Tưởng tấn công Việt Minh tại "khu vực biên giới
phía nam Tgingsi". Bách Sắc thông qua bức điện và xác nhận với sở chỉ
huy tại Côn Minh rằng một viên tướng trong "Vùng Chiến thuật 4" đã "mở
một chiến dịch chống Việt Minh và lên án họ là cộng sản, kẻ cướp, vân
vân…". Có tin người Pháp cũng biểu lộ nỗi sợ hãi khi quân Tưởng sắp sửa
tới Việt Nam. Ngày 27 tháng 8 Chính phủ Pháp đã yêu cầu di tản phụ nữ và
trẻ em Pháp về "phía nam vĩ tuyến 16 để tránh quân Tưởng". Phụ trách sự
chiếm đóng của quân Trang và được chỉ định là đại diện của Tưởng Giới
Thạch trong việc tiếp nhận đầu hàng của Nhật tại miền Bắc Việt Nam là