Hồ Chí Minh nắm ngay lấy chi tiết đó, "Tại sao, đĩ nhiên, không thể có tự
do mà thiếu đi cuộc sống, và không có hạnh phúc nào lại thiếu mất tự do".
Hồ Chí Minh, một bậc thầy vận động, vào thời điểm này dường như có
được sự tham gia và tán thành ngầm về nền độc lập của Việt Nam từ người
đứng đầu phái đoàn Mỹ. Mặc dù ông có thể thực sự quan tâm tới ý kiến của
Patti về Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới nhưng chắc chắn
đây không phải lần đầu tiên ông hỏi một người Mỹ về tài liệu này. Theo lời
Dan Phelan, Hồ Chí Minh đã từng suy nghĩ về Bản Tuyên ngôn Độc lập
của Mỹ trong vài tháng trời. Ngay sau khi Phelan nhảy dù xuống căn cứ tại
Việt Bắc vào tháng năm, hai người đã nói chuyện, trong đó có đề cập đến
tài liệu này. Phelan nhớ lại:
Ông hỏi tôi có nhớ được cách diễn đạt trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của
Mỹ hay không. Là một người Mỹ bình thường nên tôi không thể nhờ hết.
Tôi có thể gửi điện về Côn Minh để xin một bản sao đã được gửí cho tôi dĩ
nhiên, nhưng rối tất cả những gì ông thực sự muốn là phong cách của nó.
Càng bàn luận, ông dường như càng nắm rõ thực chất của vấn đề hơn tôi.
Thực ra thì ông biết nhiều hơn tôi, nhưng khi nghĩ rằng những yêu cầu của
ông quá cứng nhắc, tôi đều nói với ông. Điều lạ là ông lằng nghe. Ông là
một người vô cùng nhẹ nhàng. Nếu tôi phái chọn một nét đặc biệt về ông cụ
già bé nhỏ đang ngồi trên đối trong rừng, thì đó chính là tính cách hoà nhã
của ông.
Phelan, điệp viên của AGAS ban đầu đã từng phản đối nhảy dù xuống căn