OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 395

cứ của Việt Minh, đã trở thành một người bạn, và vô tình, là người ủng hộ
nền độc lập của Việt Nam. Mặc dù Phelan không cung cấp cho Việt Minh
bản sao Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ trong suốt thời gian anh ta ở Bắc Kỳ,
nhưng đã cho họ bản Hiến Pháp và Luật phân quyền của Mỹ, mà, theo
Défourneaux, đã được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Việt với sự giúp đỡ
của một linh mục địa phương. Vì vậy, người Mỹ đầu tiên có dính đến Bản
tuyên ngôn của Việt Nam chính là trung uý Phelan vào tháng 6 chứ không
phải là Đại uý Patti vào tháng 8.

Sau cuộc trao đối với Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 8, Patti lại tiếp tục nhiệm
vụ của mình. Trước thềm lễ đón mừng ngày Độc Lập, Patti đã gặp Hồ Chí
Minh thêm hai lần nữa. Mặc dù các cuộc gặp nhìn bề ngoài là thân mật,
nhưng trong báo cáo gửi về Côn Minh, Patti tiếp tục biểu lộ sự dè đặt về
Việt Minh.

Vào ngày cuối cùng của tháng, Patti điện về Côn Minh: "Chính phủ Lâm
thời hiện nay rõ ràng là một chính quyền của đảng… nói cách khác, chính
quyền này bao gồm toàn thành phần cánh tả". Dù sao đi nữa, Patti cho rằng
Việt Minh "nắm quyền kiếm soát hoàn toàn", "được tổ chức tốt", và, như
thường lệ, kiên quyết duy trì nền độc lập "thậm chí có phải hy sinh tính
mạng". "Họ cảm thấy họ không có gì để mất", ông nói thêm, " tất cả để
giành được tự do".

Quan điểm của Patti vào thời điểm quyết định trong lịch sử Việt Nam
dường như thay đổi liên tục. Dù có một số chỉ trích Chính phủ Lâm thời
nhưng ông không thể tự cho mình làm mất thể diện người lãnh đạo của nó
một cách trực tiếp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.