buộc tội là quá thân Việt Minh hoặc quá thân Pháp đều có ý nghĩa quan
trọng đối với Patti. Ngay sau khi Thomas ra đi, những thành viên còn lại
của Đội Nai cũng rời Việt Nam.
Khi Đội Nai rời thành phố, một người Mỹ khác xuất hiện. Vào ngày 16
tháng 9, tướng Philip Galllagher đến Hà Nội. Galllagher, chỉ huy
USMAAG, là cố vấn Mỹ được biệt phái tới đội quân của Lư Hán. Được
giao nhiệm vụ giúp giải giáp và hồi hương quân Nhật tại miền Bắc Đông
Dương, vai trò của Galllagher chẳng mấy chốc được bàn cãi nhiều giống
như vai trò của đại uý Patti. Được Patti cảnh báo nên "cảnh giác với những
âm mưu của người Pháp", Galllagher lần lữa gặp người Pháp, ông muốn
nói chuyện trực tiếp với tướng Alessandri hơn là tiếp xúc với Sainteny,
người mà Patti đã lưu ý là vẫn "không có hồ sơ về bất cứ một chỉ thị chính
trị cơ bản nào từ Paris". Thay vào đó, ngày 22 tháng 9 Galllagher được
Patti hộ tống đã đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Patti nhớ lại là Hồ Chủ
tịch muốn "lời khuyên" của người Mỹ trước đề nghị của Pháp về một cuộc
gặp giữa ông và "một đại diện của Pháp tại Đông Dương". Hồ Chủ tịch đã
hỏi ý kiến Lư Hán về vấn đề này vì Trung Quốc là bên duy nhất ở trong
một vị trí có thể điều máy bay đưa ông tới Ấn Độ. Mặc dù không hứa hẹn
gì ngay nhưng Lư Hán tỏ ra rằng ông ta có thể thu xếp cái gì đó trong hai
tuần tới. Mối quan hệ giữa Lư Hán với Chính phủ Lâm thời Việt Minh đang
tỏ ra thân thiện hơn. Mặc dù Lư Hán, người đến Hà Nội ngày 14 tháng 9 và
sau đó hai ngày đã tiếp kiến Hồ Chủ tịch lần đầu tiên, đã đưa ra nhiều đòi
hỏi về kinh tế đối với một nước Việt Nam còn trong trứng nước, nhưng
nhưng yêu cầu đó không phải là một cố gắng khiến Chính phủ Lâm thời
sụp đổ. Nhà sử học Peter Worthing kết luận rằng "xa hơn việc tìm kiếm lợi
nhuận, đội quân với danh nghĩa giải pháp quân đội Nhật tại miền Bắc đang
cố tài trợ cho nhiệm vụ của mình, duy trì trật tự, tránh bạo lực và đổ máu
như đã từng xảy ra tại miền Nam". Có lẽ thậm chí quan trọng hơn, trong
bàn luận trực tiếp với Hồ Chủ tịch, Lư Hán đã công nhận nhóm mà Trùng