trông mong chờ đợi buồn chán trước khi được trở về nước, vì cuộc nói
chuyện về tội phạm chiến tranh ngày càng tăng lên, vì nỗi sợ hãi và thái độ
khinh bỉ của người Pháp, và vì "nỗi thất vọng chung về việc tạo dựng được
một cuộc sống tươm tất trong nhiều năm trời". Tuy nhiên, vào tháng 8 và
đầu tháng 9 năm 1945, các thành viên của OSS quan tâm tới việc Nhật có
đang chuyển giao vũ khí cho người Việt hay không hơn là khả năng lính
đào ngũ Nhật tham gia vào Việt Minh.
Tại Hà Nội, Patti nhận thấy "ba hoặc bốn nghìn lính Nhật biến mất trong
phong trào bí mật ủng hộ châu Á", nhưng ông tập trung chú ý vào thông tin
tình báo nói rằng Nhật đang bán vũ khí, đạn được cũng như thóc gạo, đồ
đạc, và trang thiết bị cho người Việt. Dường như tình báo của Patti đã đúng.
Trong một cuộc phỏng vấn với David Marr, thống sứ Nishimura Kumao
nhớ lại lời đề xuất của ông ta với các đại diện Việt Minh: "Các loại súng có
thể mua được một cách không chính thức từ các đơn vị của Nhật ở xa thành
phố, dù là tất cả vũ khí cần phải nộp chính thức cho các đại diện của Đồng
Minh". Patti cảnh báo người Nhật về trách nhiệm của họ là phải giữ đúng
luật, đúng trật tự và phải giao nộp tất cả trang thiết bị quân sự cho các nhà
chức trách hợp thức thuộc Đồng Minh. Khi bị buộc tội không thực hiện
đúng yêu cầu, người Nhật ngay lập tức cam đoan với Patti rằng "các biện
pháp kỷ luật khắt khe" sẽ được thực hiện đối với những ai vi phạm quy
định bảo vệ các trang thiết bị. Tuy nhiên, thông tin "vài lính Nhật đang bán
vũ khí của họ cho người An Nam" tiếp tục tới sở chỉ huy của OSS trong
suốt cả tháng. Patti không phải là sĩ quan Mỹ duy nhất tại Hà Nội thêm
phiền về người Nhật.
Tướng Galllagher viết: "Tôi khá chắc chắn việc chuyển giao vũ khí này là
một hành động cố ý của một phần người Nhật nhằm trao vào tay người An