Mối quan tâm về địa điểm kho vũ khi Nhật và các khả năng có thể về
những lính Nhật đào ngũ chiến đấu cùng Việt Minh không chỉ giới hạn ở
miền Nam. Ngày 12 tháng 8, sở chỉ huy OSS tại Côn Minh nhận được
nhiều báo cáo những đội viên du kích thân Nhật nắm giữ khu vực từ Lạng
Sơn cho tới biên giới Trung Quốc, "tất cả đều trang bị vũ khí và do những
hạ sĩ quan và sĩ quan Nhật chỉ huy". Ngày 18 tháng 8
Helliwell thông báo cho cấp trên tại Trùng Khánh về "các nguồn tin chính
xác của Pháp và An Nam nói rõ rằng uỷ ban Trung ương đang tiến hành
đàm phán với các giới chức quân sự Nhật địa phương về việc mua bán vũ
khí và đạn được để sử dụng nếu người Pháp và người Trung Quốc cố chiếm
lại những khu vực của họ". Khoảng cuối tháng, báo cáo này được một
"quan chức cấp cao của Thái" chứng minh và được gửi tới Washington.
Báo cáo khẳng định rằng "việc Nhật trao vũ khí cho người An Nam là một
phần trong chính sách Đại Đông Á và người An Nam có thể và sẽ không từ
bỏ cuộc đấu tranh du kích trong nhiều năm… người An Nam và người
miền Nam Trung Quốc bề ngoài giống người Nhật hơn bất cứ sắc dân
Đông Nam Á nào khác và người Nhật có thể hoà lẫn vào hàng ngũ du kích
An Nam. Những ước lượng về số lính Nhật "hoà lẫn" vào hàng ngũ người
Việt cũng thay đổi. Các nhà sử học Joseph Buttinger và William Duiker tin
rằng chỉ có một vài cá nhân đào ngũ. Stein Tonnesson kết luận rằng "vài
trăm lính dào ngũ để tiếp tục cuộc chiến chống người châu Âu với tư cách
là cố vấn cho Việt Minh, hoặc cho các đội quân của phái Cao Đài và Hoà
Hảo".
David Marr đồng tình với ý kiến này và nói thêm rằng số lính đào ngũ đặc
biệt nhiều ở miền Nam. Những người khác ước tính con số còn cao hơn rất