hiện một cuộc khởi nghĩa chống Pháp và tin chắc rằng các hành động đầu
tháng Chín có thể chỉ là tác phẩm của Nhật. Trong cuộc đối thoại với một
cảnh sát Pháp, Issacs bình luận dường như đối với ông tình thế hiện nay là
"một phong trào của người An Nam, những người không muốn Pháp quay
trở lại đất nước họ". Viên cảnh sát này "đã nhảy phắt lên vì kích động" và
vặn lại, "Tất cả những người này được Nhật trả tiền, được Nhật trang bị vũ
khí, và bị Nhật xúi giục… Đó chính là một phong trào của Nhật chống lại
Đồng Minh, không còn gì khác hơn".
Trong những tháng sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc và cả những năm
sau đó, rất nhiều cuộc tranh cãi tiếp tục trong các phạm vi chính trị và quân
sự tại Pháp, Mỹ và những nơi khác về mối quan hệ giữa người Nhật và
người Việt và có hay không việc Nhật cung cấp vũ khí cho các nhóm người
Việt, cụ thể là cho Việt Minh. Phần lớn những nguồn tin đều có khuynh
hướng đồng ý rằng người Việt thu được vài vũ khí của một số lính Nhật bất
mãn - tuy nhiên, mức độ giúp đỡ chắc chắn thì lại thay đổi đáng kể. Vài
người cho rằng sự giúp đỡ của Nhật thượng là thăm dò khi ủng hộ cuộc
xung đột giết hại lẫn nhau giữa các nhóm của Việt Nam. Lời buộc tội
nghiêm trọng hơn còn cho rằng Nhật trang bị vũ khí cho tù nhân người Việt
gần đây được phóng thích khỏi những nhà tù và "các trại trừng giới" của
Pháp; sau đó những người này đã sử dụng vũ khí để "cướp bóc dân chúng"
tại miền Nam.
Trong khi những lời buộc tội cho rằng sự ủng hộ là của những lính Nhật thì
cả hai nhà sử học David Marr và Stein Tonnesson đều kết luận rằng các sĩ
quan Nhật chỉ cung cấp một ít vũ khí cho Việt Minh. Cuối tháng Tám,
trước khi quân Đồng Minh đến, các ông Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch
và Nguyễn Văn Tạo, đại diện cho "Uỷ ban Hành pháp của Việt Minh tham
gia buổi họp bí mật đầu tiên trong số năm đêm họp với những giới chức