cao cấp của rihật… Kết quả quan trọng nhất sau những cuộc gặp bí mật tại
Sài Gòn này là sự nhượng lại một lượng vũ khí cho các nhà chức trách cách
mạng". Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Giàu, người được Marr phỏng vấn
vào năm 1990, những vũ khí này chủ yếu là của Pháp. Nói chung, Marr
nhận thấy, mặc dù "một vài sĩ quan Nhật chuẩn bị chuyển giao những kho
vũ khí thu được của Pháp" nhưng không hề có "sự sẵn sàng chấp nhận tối
hậu thư, đặc biệt về các vũ khí và trang thiết bị của Nhật". Điều này có lẽ
được thống chế Terauchi Hisaichi minh hoạ rõ nét nhất. Ông là người tỏ ra
rất thông cảm với sự nghiệp của Việt Minh, tuy nhiên vẫn không hề dao
động trong việc phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Ông Trần Văn Giàu nhớ lại
cuộc đối thoại tháng Tám năm 1945 với vị thống chế này. "Các ông thất
bại, bây giờ đến lượt chúng tôi đánh nhau với những tên đế quốc da trắng".
Đáp lại Teraushi trả lời rằng "Mệnh lệnh từ Hoàng đế Showa không cho
phép ông ta trao vũ khí của quân đội Nhật Hoàng cho bất cứ ai ngoại trừ
Đồng Minh", ông nói thêm, "còn trang thiết bị đã tịch thu của Pháp có lẽ lại
là một vấn đề khác. Vì vậy, trong một hành động bày tỏ thiện chí, Teraushi
đưa cho ông Phạm Ngọc Thạch thanh gươm ngắn và cho ông Trần Văn
Giàu khẩu súng lục ổ quay bằng bạc". Jean Cédile, đại diện được uỷ quyền
của Pháp tại Nam Kỳ, buộc tội người Nhật không chỉ ủng hộ về tinh thần
và vũ khí cho Việt Minh mà còn đấu tranh sát cánh với họ. Trong một cuộc
phỏng vấn với Peter Dung, ông ta tuyên bố:
Người ta không được quên được rằng trên thực tế những người Nhật này
đã trang bị vũ khí cho du kích Việt Nam. Nhật trang bị vũ khí và huấn luyện
họ chống lại chúng tôi và đó chính là lý do chúng tôi rất nhanh chóng nhận
ra du kích Việt Nam chiến đấu chống lại chùng tôi và thậm chí ở nhiều nơi
chúng tôi còn thấy người Nhật đang chỉ huy đội đặc công người Việt. Tôi
không chắc là Chính phủ Nhật có biết việc đó hay không nhưng tôi tin chắc
rằng họ hẳn đã có ý niệm mơ hồ về việc này, nhưng họ luôn phủ nhận khi
được hỏi .