nhiều. Cecil Currey, John Mcalister và Murakami Hoe tin rằng số lính đào
ngũ là từ 1.500 cho tới 4.500. Đa phần những nguồn tin đồng ý rằng các
lính đào ngũ Nhật có dính dáng đến việc huấn luyện các đơn vị của Việt
Minh và đặc biệt rất thạo hướng dẫn sử dụng vũ khí và tổ chức điều kiện
thuận lợi cho việc chế tạo và sửa chữa các thiết bị nhỏ và hậu cần. Mỗi
người lính đào ngũ "đều được đặt một cái tên Việt và được khuyến khích để
hoà hợp với nhau". Cả Currey và Mcalister đều cho đó là một vai trò thậm
chí gây ấn tượng sâu sắc hơn đối với người Nhật. Theo như lời Currey,
tướng Giáp đặc biệt tuyển được "1.500 nhân viên quân sự Nhật chống
người da trắng cuồng nhiệt. Họ đã giúp đỡ ông sau khi Nhật đầu hàng".
Currey mô tả những người bỏ trốn:
Những người lình này do 230 sĩ quan không chính thức và 47 hiến binh
Nhật chỉ huy, tâí cả bọn họ đều bí Đỏng Minh yêu cầu trả lời về những lời
buộc tội nghi ngờ họ là tội phạm chiến tranh. Cả nhóm do đại tá
Nukayama thuộc ban tham mưu Đạo quân Thiên Hoàng 38 chỉ huy. Võ
Nguyên Giáp đã sắp xếp cho tất cả bọn họ nhập quốc tịch Việt Nam.
Nukayama trở thành một người ủng hộ trung thành của tướng Giáp và sẵn
sàng phục vụ khi được yêu cầu .
Tỷ lệ thương vong rõ ràng cao trong số lính dào ngũ Nhật, và chỉ "một vài
người sống sót âm thầm quay trở về Nhật Bản vào cuối những năm 50".
Điều chắc chắn là ít nhất có vài lính Nhật đã đào ngũ và gia nhập Việt
Minh. Các báo cáo tình báo OSS sau khi Nhật đầu hàng ước tính phần lớn
lính đào ngũ ở "cấp bậc trung bình" và không "nằm dưới sự chỉ huy trực
tiếp của Tokyo hoặc của bất cứ sự chỉ huy cao cấp nào" và họ là "những kẻ
tự tư tự lợi". Những động cơ của họ, theo như OSS có quá ít để làm việc
với GEACPS. Thay vì thế, OSS lập luận rằng lính Nhật đào ngũ ngày càng
tăng lên bởi vì điều kiện sống ngày càng khó khăn, nhuệ khí thấp là do sự