Nhưng tại hai "điểm dừng" sau họ không gặp rắc rối gì trong việc chứng
minh quốc tịch, cũng không bị hành hạ hay cản trở gì. Tuy nhiên vì thấy
mặt trời sắp lặn nên Counasse quyết định quay trở lại Sài Gòn và sẽ đến
Mỹ Tho vào hôm khác. Trong báo cáo nhiệm vụ, Counasse viết: "Cảm giác
của tôi khi bị bắt làm tù binh là: "Điều này không thể xảy ra đối với tôi.
Chiến tranh đã kết thúc".
Tâm trạng của Counasse là tâm trạng điển hình của nhiều người Mỹ khác,
những người được người Việt Nam đối xử với thái độ khâm phục và tôn
trọng sâu sắc nhất. Nói chung, là người chiến thắng trước hai kẻ thù ghê
gớm - Đức và Nhật - nên lính Mỹ mong phải được đối xử như vậy trong
mọi trường hợp. Sự mong đợi này sau đó sẽ gây ra thương tích cho một
thành viên thuộc Biệt đội 404, và sẽ chứng tỏ sự tác hại đối với một người
khác nữa. Tuy nhiên, trong vài ngày sau Counasse cùng đội của mình tiếp
tục chuẩn bị di tản các tù binh chiến tranh, phần lớn là không có rắc rối gì.
Mặc dù những báo cáo của đội phần lớn là lạc quan về vai trò của Nhật,
nhưng Hejna kết luận rằng Nhật đáng bị khiển trách vì những cuộc khởi
nghĩa tại Sài Gòn. Những cuộc biểu tình vào ngày 2 tháng 9 đã "được sắp
đặt" để "gây khó khăn và khiến chúng tôi mất mặt trong con mắt người
Nhật và người An Nam". Anh ta nói thêm. "Tôi tin là Nhật hài lòng với
tình trạng này". Những thành viên khác của đội lại khen ngợi thái độ của
Nhật nhưng tiếp tục lưu ý những khó khăn với "cuộc cách mạng dược
phẩm" của Việt Nam, mặc dù mối quan hệ với người Việt của họ được cho
là "rất tốt". Trung sĩ Nardella viết: "Sự nắm quyền của họ (người Việt Nam)
lúc này đã hoàn tất, việc họ cướp bóc, gây hấn cộng đồng người Pháp sau
khi đã giành được những gì họ mong mỏi nhất xem ra rất không thích hợp".
Trong vài ngày ở Sài Gòn, Biệt đội 404 cố gắng thu thập cho Dewey danh
sách các nhóm người Việt có dính dáng đến những cuộc khởi nghĩa. Có 4