OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 483

mất uy tín của toàn phái đoàn. "Lần lượt ủng hộ chính quyền Vichy của
Pháp, Nước Pháp tự do, Việt Minh và các nhóm địa phương khác", Charles
Fenn nhận xét, "OSS đã làm cả dư luận tự do Pháp phẫn nộ đồng thời cũng
làm người bản xứ tan vỡ ảo tưởng về bất cừ quan điểm thật sự nào của
Mỹ". Mặc dù nói chung khiển trách thường nhằm vào OSS và người Mỹ,
đặc biệt là Patti và Dewey, nhưng những sĩ quan quân sự Mỹ cấp bậc cao
nhất có mặt tại Việt Nam thường bị xếp vào diện bị đánh giá nặng nề nhất.
Mặc dù ở Sài Gòn còn lại rất ít nhân viên quân sự Mỹ nhưng tại Hà Nội sự
hiện diện của Mỹ dễ thấy hơn nhiều, và dường như không ai nổi bật hơn
tướng Philip Galllagher. Các báo cáo từ Hà Nội tiếp tục ca ngợi quyền kiểm
soát thành phố của Việt Minh, mô tả Hồ Chí Minh là "người theo chủ nghĩa
dân tộc thuần tuý" và biểu thị rất ít sự cảm thông đối với người Pháp.
Không giống như ở Sài Gòn, nơi Pháp đang tái ổn định một cách mạnh mẽ,
ở Hà Nội, một nhà báo viết: "Người Pháp đi lại tự do trong thành phố, tập
trung với tâm trạng thất vọng tại các cửa hàng bánh ngọt, quán bar, và các
tiền sảnh khách sạn, cố an ủi nhau thoát khỏi cảm giác bị bẽ mặt và tư
tưởng chủ bại đang bám chặt họ". Trong khi người Pháp bất hạnh trách cứ
nước Mỹ vì số phận của họ, người Việt Nam vẫn có khuynh hướng nghĩ về
người Mỹ một cách tích cực, mặc dù họ có nhiều câu hỏi không được giải
đáp về sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ đối với Pháp. Với sự ra đi của Patti, phần
lớn những tìm kiếm câu trả lời của họ tập trung vào Galllagher, người vẫn
còn ở lại Hà Nội cho tới giữa tháng 12 năm 1945.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.