OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 489

cuộc họp của Hội Hữu nghị khi mà tôi tham gia. Cuộc họp tràn ngập niềm
hy vọng được tạo ra đơn giản bởi sự xuất hiện của hai sĩ quan Mỹ dáng vẻ
lịch sự và đẹp trai trong bộ quân phục khiến mọi người, kể cả tôi, đều đổ xô
lại để bắt tay. Suốt từ đầu đến cuối cuộc họp, những đàm luận xoay quanh
ý tưởng vè sự uỷ trị của Mỹ đối với Việt Nam. Mặc dù cả Patti lẫn
Gallagher đều không nói nhiều về bản chất của uỷ trị nhưng điều đó chằng
có ý nghĩa gì. Chỉ sự hiện diện của họ cũng đủ là niềm khích lẹ rồi.

Trong chuyến trở lại Mỹ, Galllagher tóm tắt tình hình cho các quan chức tại
Washington và biểu lộ sự cảm thông đối với Hồ Chí Minh và các nhà lãnh
đạo khác của Việt Minh. Theo nhà sử học William Duiker: "Galllagher bị
ấn tượng bởi sự nhiệt tình, sự hiến dâng cũng như tài năng bẩm sinh của họ.
Nhưng ông ta cũng hoài nghi khả năng của Chính phủ mới về việc thực
hiện trách nhiệm của mình trong những điều kiện không ổn định ở giai
đoạn ngay sau chiến tranh".

Tại Hà Nội, Carleton Swift tiếp tục báo cáo về các cuộc hội họp của VAFA,
nêu rõ sự gia tăng tự phát của các cuộc họp từng có lần đạt đến con số "gần
6000 người tham dự". Swift đã ký vào bản nội quy của VAFA "như một
biểu hiện tình cảm tốt đẹp và tin chắc rằng vì "toàn bộ hiệu lực đã bị lẩy ra
khỏi bản dự thảo đầu tiên, không ký một văn kiện vô hại như vậy thì đâu
còn là người Mỹ". Nhưng hành động của Swift bị hiểu sai là về bản chất
"liên quan đến chính trị", và chẳng mấy chốc Swift bị nhiều người trong
cộng đồng Pháp vốn xem ông ta không tử tế hơn Patti bao nhiêu nguyền
rủa. Swift ở Hà Nội được một tháng trước khi "bị tống cổ" vì người Pháp
buộc tội ông ta đã "khuyến khích cách mạng và giết người Pháp".

Henry Prunier, thành viên duy nhất của Đội Nai vẫn còn ở lại Hà Nội và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.