Đặc biệt, vai trò của OSS tại Việt Nam đã trở thành một vấn đề gây tranh
cãi kể từ năm 1945. Arthur Dommen chỉ trích công tác của OSS tại Đông
Dương là "một trong những thất bại tình báo nổi bật nhất trong Chiến tranh
thế giới 2", bằng chứng là sự bất lực của Donovan trong việc đáp ứng yêu
cầu của ngoại trưởng Joseph Grew về tin tình báo tại Đông Dương giữa
năm 1945. Mặc dù điều này rõ ràng chỉ ra vấn đề trong thu thập thông tin ở
mức độ cao nhất - như chúng ta đã thấy, GBT đã cung cấp thông tin cho
OSS một thời gian dài, và Donovan hẳn đã có thể cuỗm được những tin
tình báo đó - sự tố cáo đầy đủ như vậy cần được giải thích rõ ràng hơn. Có
ba yếu tố phải được xem xét trước khi đánh giá hoạt động của OSS tại
Đông Dương. Thứ nhất, với cuộc đảo chính của Nhật vào tháng 3, có một
thời gian tạm lắng không thể tránh được trong việc thu thập thông tin từ
thuộc địa. Thứ hai, Đông Dương chưa bao giờ là một khu vực được quan
tâm hàng đầu về quân sự hoặc chính quyền, và sự chú ý về tài nguyên được
nhằm tới trước tiên. Trước hết là ở những khu vực được cho là quan trọng
nhất đối với nỗ lực chiến tranh; vì thế, đương nhiên sẽ có ít thông tin tại
Đông Dương có giá trị ở mức độ thực sự cao nhất. Và cuối cùng, Grew yêu
cầu thông tin tình báo trước khi Thomas nhảy dù xuống Bắc Kỳ. Nếu yêu
cầu đó được đưa ra sau khi Thomas đến Bắc Kỳ thì đã có nguồn cung cấp
thông tin lớn hơn.
Nhiều nhà phê bình khác lại tập trung vào vai trò của Mỹ trong cuộc Cách
Mạng Tháng Tám. Một vài tác giả đã khẳng định những hoạt động của
OSS, đặc biệt là hoạt động của Đội Nai và Archimedes Patti, là công cụ
đem lại quyền lực cho Việt Minh. Những người khác, đặc biệt trong số các
nhà văn người Việt, đã phủ nhận vai trò tích cực của người Mỹ trong cuộc
cách mạng năm 1945 hoặc đánh giá họ chỉ như những quân tốt của Hồ Chí
Minh. Vào lễ kỷ niệm đầu tiên của Cách Mạng Tháng Tám, các ý kiến về