Trần Kim Tuyến muốn Ẩn làm việc cho Việt Tấn xã để ông ta có thể
kiểm soát Nguyễn Thái, nhưng Nguyễn Thái cũng muốn Ẩn làm việc cho
mình: “Ông ấy là nhân viên đầu tiên của Việt Tấn xã được đào tạo báo chí
tại Mỹ và thông thạo tiếng Anh. Bên cạnh đó, tôi cần một phóng viên có thể
phụ trách mảng tin tức văn phòng tổng thống và đây là một nhiệm vụ rất
nhạy cảm. Tôi cũng nhận thấy Ẩn rất thạo tin và có quan hệ rộng”, ông
Thái kể. “Dường như ông ta quen tất cả các nhân vật quan trọng tại Nam
Việt Nam, nhưng chẳng bao giờ khoe khoang về điều đó. Khiếu hài hước và
đầu óc dí dỏm khiến cho ông ta rất dễ mến. Ẩn là bồ ruột của cánh nhà báo
quốc tế tại Sài Gòn, những người cũng đánh giá rãt cao ông ta và luôn sẵn
sàng coi Ẩn là một người Nam Việt Nam vĩ đại. Nhưng rồi ông ta không ở
lại lâu bởi có những đề nghị hấp dẫn hơn từ các hãng thông tấn và tờ báo
nước ngoài. Tất cả họ đều đánh giá cao kiến thức bách khoa của ông ta về
chính trị Việt Nam và các mối quan hệ rộng rãi trong nước”.
Thời gian làm việc cho Việt Tấn xã , Ẩn đã thể hiện một “phong cách
chuyên nghiệp” mà theo ông đã trở thành đặc điểm xuyên suốt toàn bộ sự
nghiệp của ông. Bác sĩ Tuyến có kế hoạch sử dụng Việt Tấn xã làm vỏ bọc
cho các điệp viên của ông ta xuất ngoại. Ồng ta chỉ đạo cho Thái huấn
luyện những điệp viên này một vài kỹ năng báo chí trước khi cử họ đi New
Delhi, Djakarta và Cairo để làm gián điệp. Thái phản đối kịch liệt nhưng
Tuyến bảo rằng đây là mệnh lệnh của Nhu nên Thái chẳng còn lựa chọn nào
khác. Thái quyết định cử Ẩn phụ trách công tác đào tạo cho điệp viên của
Tuyến. Lựa chọn này không chỉ bởi Ẩn tốt nghiệp trường báo chí, mà ông
còn là người có quan hệ tốt với Tuyến.
Khi thấy mấy nhân viên của Tuyến học tập không nghiêm túc, Ẩn đã
tới gặp trực tiếp Tuyến:
“Ông xem đấy. Tôi sẽ không huấn luyện họ nữa trừ khi ông chỉ cho họ
thấy tầm quan trọng của việc tạo ra vỏ bọc, bởi vì họ sẽ bị bắt ngay nếu
không học nghề này cho đàng hoàng,” sau này Ẩn nhớ lại. “Họ cần phải