PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 219

206.000 quân để đáp ứng đòi hỏi mới, nâng cam kết về quân số tham chiến
của Mỹ lên gần 750.000, nhưng Sài Gòn vẫn chưa an toàn. Nhịp độ cuộc
chiến và khả năng kiểm soát cuộc chiến không được quyết định bởi sự vượt
trội về kỹ thuật của Mỹ, mà bởi chính kẻ thù của họ. Không hề có một điểm
dao động, một sự đổ vỡ nào trong ý chí tiếp tục cuộc chiến tới cùng của đối
phương. Tối 27 tháng 2, người dẫn chương trình Walter Cronkite của đài
CBS nói với toàn thể nước Mỹ rằng cuộc chiến sẽ kết thúc trong bế tắc.
“Chúng ta đã quá thường xuyên thất vọng bởi sự lạc quan của giới lãnh đạo
nước Mỹ, kể cả ở Việt Nam và tại Mỹ, nên không thể tiếp tục trông chờ vào
một điểm lóe sáng nào đó trên những đám mây đen kịt này… Bây giờ có
thể thấy rõ ràng hơn bao giờ hết rằng trải nghiệm đẫm máu tại Việt Nam sẽ
kết thúc trong bế tắc. Nói rằng chúng ta sẽ sa lầy trong bế tắc có lẽ là kết
luận thực tế duy nhất, dù kết luận đó chẳng dễ chịu chút nào”.(54)

Sau sự kiện Tết Mậu Thân, công việc phóng viên của Ẩn rất bận rộn.

Ông dẫn Bob Shaplen đi khắp Sài Gòn, giải thích chi tiết về việc bằng cách
nào Việt Cộng có thể tuồn rất nhiều quân vào thành phố mà không bị phát
hiện. Bài viết vào ngày 2 tháng 3 năm 1968 của Shaplen trên tờ New Yorker
thực chất là sự chắt lọc những hiểu biết của Ẩn. Nếu có một người nào đó
có thể giải tỏa được những băn khoăn của Shaplen về cách thức đột nhập
của Việt Cộng, thì đó chính là người đã giúp điều phối kế hoạch đột nhập.

Shaplen viết về đội đặc công mười hai người đã tấn công sở chỉ huy

hải quân bên sông Sài Gòn, nơi mà Tư Cang và Ẩn đã thăm dò tình hình chỉ
vài ngày trước đó. Mô tả đây là “cuộc tấn công táo bạo nhất từng được biết
đến”, Shaplen viết rằng cuộc tấn công là nhằm chiếm tòa nhà sở chỉ huy, rồi
đặt ba khẩu súng máy ở trên nóc để vô hiệu hóa các tàu hải quân ở dưới
sông, và sau đó “sẽ chiếm các tầu này và sử dụng chúng để chuyên chở các
tiểu đoàn Việt Cộng từ bờ bên kia đột nhập vào thành phố. Nếu thành công,
kế hoạch này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến toàn cục ở Sài Gòn”. (55)

Khi cuộc tấn công nổ ra, đặc công Việt Cộng đã diệt được ba lính bảo

vệ của hải quân và cho nổ thông một lỗ bên hông tòa nhà sở chỉ huy, nhưng
cuối cùng tất cả mười hai lính đặc công đều bị giết hoặc bị bắt. “Đúng, vụ
đó là một phần trong nhiệm vụ của chúng tôi”, Tư Cang nhớ lại. “Chúng tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.