PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 349

(tức Nguyên Thị Mỹ Nhung, người trước đây từng làm việc với anh Mười
Hương) đưa lên mật khu Phú Hòa Đông ở Củ Chi gặp các anh Sáu Dân (Võ
Văn Kiệt), Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm) và tôi. Trong ba người chúng tôi,
chỉ có anh Cao Đăng Chiếm từng biết Phạm Xuân Ẩn từ hối Ẩn còn hoạt
động trong tồ chức Thanh niên Tiến Phong và các tổ chức học sinh, sinh
viên Sài Gòn - Gia Định. Lúc báy giờ, Phạm Xuân Ẩn đang là phóng viên
của Hãng tin Reuters và được đánh giá là một phóng viên xuất sác, một nhà
báo có sức ánh hưởng quan trọng đến giới chính khách Sài Gòn, đồng thời
có quan hệ mật thiết với các nhà báo nước ngoài cũng như với các cố vấn
quân sự cấp cao người Mỹ. Xét trên tất cả các yếu tố đó, anh Sáu Dân đề
xuất tạo điều kiện để xây dựng Phạm Xuân Ẩn thành một điệp viên tâm cỡ
quốc tế. Sau khi bàn bạc thống nhất, cấp trên giao Phạm Xuân Ẩn về cụm
Bến Cò (lúc đó cụm mang bí số 201) do tôi phụ trách, yêu cầu tôi không
được để mất liên lạc với điệp viên này và tìm cách khai thác, sử dụng một
cách hiệu quả nhất những thông tin tình báo mà Phạm Xuân Ẩn lấy được.
Tôi đặt cho Ẩn bí danh X6, cùng anh bàn cách làm sao để anh cùng được cả
Mỹ lẫn Diệm sử dụng, đặc biệt là phải được Ngô Đình Nhu và Trần Kim
Tuyến trọng dụng. Bằng trí tuệ thông minh, uyên bác, cộng với tài ngoại
giao giỏi giang, khéo léo, Phạm Xuân Ẩn đã xây dựng được các mối quan
hệ cần thiết và xuất sác đạt được mục tiêu đã đề ra.

Uy tín của Phạm Xuân Ẩn trong giới báo chí nước ngoài tại Sài Gòn

và miền Nam Việt Nam nhanh chóng lên cao. Nhận thãy Phạm Xuân Ẩn có
quan hệ sâu rộng với các quan chức cao cấp trong chính quyền và quân đội
Sài Gòn, người Mỹ rất nhanh nhạy đã đẻ nghị anh chuyển từ Reuters sang
làm việc cho tờ Time, một tuần báo lớn của Mỹ. Thời gian đó, người Mỹ
tập trung nghiên cứu chiến tranh Việt Nam, nhiều chuyên gia nghiên cứu
chiến lược của Mỹ tìm đến Phạm Xuân Ẩn để thu thập tài liệu, lấy thông
tin. Họ rất tin tưởng Phạm Xuân Ẩn, gắn bó mật thiết với anh trong lĩnh vực
này. Cũng thông qua những mối quan hệ ấy, Phạm Xuân Ẩn đã lấy được rất
nhiều tài liệu quý giá của Mỹ. Đặc biệt anh đã sao chụp được bộ tài liệu mật
của Bộ Quốc phòng Mỹ về kế hoạch Chiến tranh đặc biệt, chứa đầy trong
24 cuộn phim Kodak. Đây quả là một tài liệu vô giá. Ngay trong mật khu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.