quay lưng ra phía cửa, anh đều trừng mắt ra hiệu cho tôi tìm cách đổi thế
ngồi ngược lại, tốt nhất là quay sát lưng vào tường, đề phòng kẻ xấu tấn
công từ phía sau. Con người Phạm Xuân Ẩn là vậy đó - cẩn thận, cần thận
đến từng chi tiết. Và giờ đây, khi nghĩ về anh, về thời gian được hoạt động
sát cánh bên anh, tôi cũng nhớ, nhớ đến từng chi tiết…
Hôm nay, đọc những trang viết cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Giáo
sư sử học người Mỹ Larry Berman, tôi như được gặp lại anh, gặp lại chính
mình trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Và tôi cảm ơn tác giả đã
thấu hiểu được nỗi hiểm nguy của nghề tình báo và tái hiện nó một cách
sinh động, cũng như sự đồng cảm mà ông đã dành cho cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước của người Việt Nam.
Nguyên Thị Yên Thảo
Nguyễn Thị Mỹ Nhung Bí danh Sáu Tuyét - Tám Thảo
______________________
Nguyễn Xuân Mạnh (Mười Nho)
BẢN LĨNH - TẦM VÓC MỘT CON NGƯỜI
Đại tá Nguyễn Xuân Mạnh (Mười Nho) Nguyên Trưởng phòng Điệp
báo Tổng cục II Bộ Quốc phòng
Tuy thời gian hoạt động cùng nhau không được nhiều nhưng Phạm
Xuân Ẩn đã để lại trong tôi một ấn tượng thật đậm sâu.
Đó là một chiến sĩ tình báo tuyệt vời, một con người có tắm lòng yêu
nước sâu sắc, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn nghĩ đến đất nước. Là
đống chí, đồng đội, tôi rất tự hào về anh, đồng thời cũng tự hào về bí danh
X6 mà tôi đặt cho anh.
Ngày đang du học ở Mỹ, được tin Mười Hương bị địch bắt, Phạm
Xuân Ẩn vẫn không hề nao núng. Mười Hương là người lãnh đạo trực tiếp,
đã tổ chức cho anh sang Mỹ học ngành báo chí. Ẩn tin tưởng rằng Mười
Hương sẽ không khai báo, vì thế, sau khi kết thúc khóa học, anh không đi ra
nước ngoài mà lập tức về nước để tham gia hoạt động tình báo. Về đến Sài
Gòn, Ẩn rất nóng lòng bắt liên lạc với tổ chức. Tôi yêu cầu cô Tám Thảo