khác xa giấc mơ của ông về một nước Việt Nam thống nhất, Phạm Xuân Ẩn
vẫn làm việc cho nhà nước đến tận cuối đời. “Điệp viên hoàn hảo” là con
người của nhiều mâu thuẫn nội tại?
Như trong chương giới thiệu mới tôi đã viết, Phạm Xuân Ẩn là một
người mơ mộng hơn là người có nhiều xung đột nội tại. Những điều ông đã
thực hiện trong sứ mệnh của mình là nhằm hiện thực hóa giấc mơ về một
nước Việt Nam thống nhất theo hình dung của ông. Phải đến năm 1985 ông
mới thấy le lói niềm hy vọng rằng giấc mơ của ông có thể thành hiện thực.
Phạm Xuân Ẩn làm việc cho chế độ mới đến tận những ngày cuối đời,
nhưng khỉ làm việc đó, ông không hề chống lại nước Mỹ. Ông kể với tôi
rằng ông có giá trị với chế độ mới không phải là nhờ những hiểu biết của
ông về nước Mỹ, mà nhờ vào hiểu biết về các động cơ của Trung Quốc
cũng như những vấn đề địa chính trị ở châu Á. Phạm Xuân Ẩn thanh thản
nhắm mắt bởi ông đã đóng vai trò lớn trong cuộc hòa giải giữa hai kẻ cựu
thù. Tôi không bao giờ nghĩ Ẩn là một “kẻ lừa dối” bởi cuộc chiến tranh
Việt Nam của Mỹ đã có quá nhiều dối trá và lừa gạt. Có ai có thể buộc cho
Ẩn cái tội là đã đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự xâm nhập của một quân
đội nước ngoài để tạo ra những chính phủ bù nhìn? Nếu tình thế đảo ngược,
thì tôi cũng sẽ chiến đấu cho đất nước của tôi. Việc tại sao người ta không
hiểu điều này chính là một bí ẩn cho tới hôm nay.
- Phạm Xuân Ẩn đã yêu đất nước và con người Mỹ, nhưng rồi ông lại
phải dấn thân vào cuộc chiến chóng quân đội Mỹ, và khi chiến tranh chấm
dứt, ông lạí nó lực hết mình để thúc đây bình thường hóa. Tương tự, Việt
Nam và Mỹ đã có (và bỏ lơ) cơ hội lớn để trở thành bạn bè thời Thế chiến
II, khi lực lượng OSS tới Việt Bắc để chiến đấu bên cạnh Việt Minh. Và
ngày nay, sau một cuộc chiến tàn khốc, hai đất nước lại đang tìm cách để
xây dựng một quan hệ tốt đẹp. Vậy thì, cái cuộc chiến tàn khốc ấy có ý
nghĩa gì?
Cuộc chiến ở giữa (hai giai đoạn của mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt
Nam và Mỹ) đã mang tới buồn đau và bi kịch cho hai đất nước chúng ta và
mang tới chiến thắng cuối cùng cho Việt Nam. Nước Mỹ đã bỏ lỡ một cơ
hội lớn sau Thế chiến II khi không chịu hiểu khát vọng của người Việt