C
uộc tấn công vào Campuchia gây ra hoảng sợ đối với cộng đồng người
Việt thiểu số. Chính phủ Lon Nol bắt đầu khơi lên cơn sốt bài Việt. Một
trong những cuộc tàn sát của Lon Nol diễn ra tại thị xã Takeo, vốn được cho
là căn cứ địa của Cộng sản bởi nơi đây từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình
chống chế độ Lon Nol. Hơn hai trăm người, bao gồm nhiều trẻ em, bị người
Campuchia nhận diện là Việt Cộng, đã bị quây lại và nhốt trong một trại
giam ở Takeo. Ba tiểu đoàn dân quân phụ trách canh giữ số người Việt đó.
Lúc bấy giờ Anson đang ở Campuchia để tường thuật sự kiện này, và vào
mỗi buổi sáng, anh cùng cộng tác viên Tim Allman lái xe từ Phnom Penh
lên Takeo để kiểm tra tình hình vụ bắt giữ người Việt.
Kế hoạch có vẻ ốn trong một thời gian, nhưng rồi vào một buổi tối,
lính Campuchia đã xả súng vào toàn bộ số người Việt nói trên. Đó là một
cuộc thảm sát. Buổi sáng hôm sau, Anson và Allman lái chiếc Ford Cortina
màu trắng tới. “Các thi thể được xếp chồng lên nhau giữa một vũng máu
lớn đã đông lại. Thoạt đầu tôi tưởng họ chết hết rồi. Nhưng khi vữa bước
lên bậc thềm của trại giam, suýt chút nữa trượt chân vào vũng máu, tôi thấy
nhiều người cử động và nghe tiếng rên rỉ. Trấn tĩnh lại một chút, tôi bất đầu
đếm; hơn hai chục người đàn ông và bé trai còn sống, nằm giữa đống
khoảng sáu mươi xác chết”, Anson hồi tưởng.
Ngoài tiếng rên của người bị thương và âm thanh của ruồi nhặng, còn
lại mọi thứ đều im lìm. Một ông già với một chân đã bị nát gắng gượng kể
lại chuyện đã xảy ra: “Chúng bảo tất cả tụi tôi là Việt Cộng, nhưng tụi tôi
chỉ là dân bản quán. Anh phải đưa tụi tôi khỏi nơi đây nếu không tối nay
chúng lại giết hết. Xin hãy đưa chúng tôi đi”.
Anson quỳ xuống cạnh một đứa bé trai chừng tám tuổi. “Mặt nó trắng
bệch. Tôi đặt tay lên ngực nó; chỉ thấy nó thoi thóp nhẹ. Khẽ kéo chiếc xà
rông quấn quanh cơ thể cậu bé, tôi thấy lỗ chỗ cả chục vết đạn, kéo dài từ
hông xuống tới mắt cá”. Anh và Allman quyết định chở cậu bé tới bệnh
viện ở Phnom Penh và kêu gọi các phóng viên khác tới đây cứu người bị