đứa chạy xuống Nam Định trốn tránh cũng bị bắt về chịu án tù, có đứa tìm
đường trốn qua Nhật Bản chưa biết sống chết ra sao. Nghĩ mà thương cho
những người dân lành. Bao đời qua, họ cặm cụi làm ăn sống qua ngày,
không biết mình là ai giữa cõi đời này. Con chó cùng đường còn quay lại
cắn xé, còn họ là con người nên họ chấp nhận mọi bất công, cắn răng chịu
đựng. Họ tự an ủi, số phận như thế đành chấp nhận như thế không ai cưỡng
lại số trời. “Người ta lắm loại người ta, Người chín đồng rưỡi người ba
quan tiền" chớ nào ai cũng như ai đâu. Thôi, bỏ chín làm mười, ráng sống
có nghĩa có nhân để kiếp sau được đền bù, để đời con cháu tốt hơn. Mấy ai
giàu ba họ, mấy ai khó ba đời. Ở hiền gặp lành, chắc chắn ông trời cũng có
lúc đoái thương. Nghĩ vậy và làm như vậy.
Khi cuộc dân biến ở Trung kỳ nổ ra, thì ông đang ở Hà Nội và là người đầu
tiên bị bắt về Huế, tuyên án tử hình. Cái chết đối với ông chẳng có gì đáng
kể dù phải để lại ba đứa con (một trai, hai gái) còn tuổi ăn tuổi học. Nhưng
ông có muốn gì cũng không được nữa rồi. Thì thôi, đời cua, cua máy; đời
cáy, cáy đào. Ông còn chỉ biết trông chờ vào phước nhà, vào chính tình
thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mấy mẹ con và hai bên nội ngoại, nhất
là ý chí vươn lên của bản thân từng đứa con ông. Thực ra, việc làm của ông
từ nhỏ đến giờ, ông không chút hổ thẹn với tổ tiên. Ông đã cố gắng hết sức
lực và trí tuệ của mình để làm được cái gì đó cho dân cho nước, trong đó có
đại gia đình của ông, con cháu của ông sau này. Với ông, sống có ích hơn là
sống thọ.
Nhớ lại đoạn đời đã qua, Phan Châu Trinh nghĩ ba đứa con của ông không
đến nỗi nào. Bởi đến năm mười tuổi, ông mới được cho cho khai tâm.
Nhưng chỉ được ba năm, ông phải thôi học. Ngày đó (1885) kinh thành thất
thủ, vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình lập chiến khu chống Pháp và ban
hịch Cần vương. Lúc này, thân phụ của ông là Phan Văn Bình từng là học
trò thi trường Ba (tú tài), nhưng muốn lập công danh từ thanh gươm yên
ngựa nên nhập ngũ và sau đó được giữ chức Quản cơ sơn phòng
quyền Sơn phòng chánh sứ Trần Văn Dư. Khi tiến sĩ Trần Văn Dư thành
lập phong trào Nghĩa hội, biến vùng rừng núi Quảng Nam thành căn cứ đầu
não cho phong trào Cần vương, thân phụ ông cũng tham gia và được giao