Cơ khách nghe đều chán ngấy rồi, thôi thì cứ hát bài nào hay hay một chút.
“Thôi, cô cũng đừng cành cao cành thấp mà làm gì!” Tần ma ma chán nản
than phiền.
Phấn Đại chỉ sẽ sàng “Dạ” một tiếng.
Chiều hôm đó nàng ca bài Bạch huyết di hương:
Ngày xưa than thở thương cô nhạn, nay phận đơn côi ai thương mình, nét
hoa dáng ngọc hao gầy, biết bày biết tỏ biết rầy trách ai, hỡi hoa rơi hỡi
hoa tàn, không nỡ lòng nào mà cứ mãi rụng rơi, lòng dâng lớp lớp xót xa,
thiếp càng nghĩ càng quắt quay, lại hận lòng đang tâm ngắt cảnh, mây đen
cuồn cuộn vẩn khắp trời, thôi từ nay không còn đau khổ thê lương, biết bao
giờ nguôi ngoai nỗi nhớ thương.
Không phải là những ca từ hàm xúc uyển chuyển như những bài trước,
không có trăm mối nghìn vòng lắc léo, cũng chẳng có những bóng hồng
thướt tha làm dáng phụ họa. Ca từ ấy như thổi ra tự trong lồng ngực, lâm ly
da diết, thấm đẫm tâm can. Lại thêm giọng ca thánh thót tựa tiếng chim hót,
trong trẻo tựa tiếng châu ngọc của Phấn Đại khi bổng lúc trầm, thú vị muôn
phần.
Các thiếu gia càng nghe càng mê đắm, không ngớt khen hay.
Chợt nghe phía dưới có người bình luận.
“Ngô huynh thấy rồi chứ, tại hạ đâu có gạt huynh, đệ đã nói Ngọc Hương
Lầu này không thua kém gì Túy Hoan Viện chỗ các huynh đâu! Huynh xem
cái cô vừa hát đó, dung mạo thật xinh đẹp”, một vị công tử dáng vẻ thư
sinh cười hỉ hả nói.
“Ấy, Trần huynh không biết rồi. Đó là cô nương Phấn Đại, hoa khôi một
thời của Ngọc Hương Lầu này đấy. Tài sắc song toàn, nghiêng nước nghiên
thành, cầm kỳ thi họa đều tinh thông, quả xứng danh là một tài nữ! Trên
giường lại càng phong tình nhé, tấm thân ngọc ngà ấy… quả là vật báu
hiếm có, làm cả nửa thành Tô Chây này chết mê chết mệt ấy chứ!” Một vị
công tử mặc áo xanh khe khẽ phe phẩy chiếc quạt giấy, ra chiều đắc ý,
dường như đang hồi tưởng dư vị hảo hạng đó.
“Ồ, vậy chắc hẳn đại ca đây đã từng được thưởng thức?” Vài kẻ thư sinh
khác trầm trồ thán phục.