trạng của độc giả như nhuốm đầy những đợt sóng. Nếu Phán quyết không
có sự nâng đỡ của những khung tình tiết này, thì việc mô tả tất cả các
khung cảnh cuộc sống cũng như mọi thế thái và tâm thái cũng mất đi sự kết
dính, khó có thể tạo thành một thiên truyện hoành tráng hoàn chỉnh như vậy
được.
(3) Tận dụng sự hồi hộp. "Sự hồi hộp" được xây dựng trên nền tảng
nắm bắt đặc trưng tâm lý của người tiếp nhận văn học, cũng là một kinh
nghiệm nghệ thuật của văn học kể chuyện. Trong Phán quyết, Trương Bình
vận dụng kỹ xảo "hồi hộp", chỉ có điều sự vận dụng này không giống tiểu
thuyết cổ đại, có thể thoát ly khỏi tình huống quy định và hành động nhân
vật, nhưng vẫn thuần túy là phong cách chủ nghĩa hình thức "tạo nghi vấn",
để nó hòa vào với vận mệnh của nhân vật và vào trong sự phát triển tình
huống. Ví dụ, bộ máy lãnh đạo công ty Trung Dương là do Lý Cao Thành tỉ
mỉ sắp xếp, sao lại nhanh chóng thoái hóa tập thể như vậy? Bọn họ sao lại
to gan như vậy? Bên trên còn có ai là hậu thuẫn cho bọn họ? Các bước làm
việc của Lý Cao Thành khi điều tra Trung Dương, tại sao Nghiêm Trận rõ
như lòng bàn tay, luôn có biện pháp khắc chế trước khi ông hành động? Vợ
ông Ngô Ái Trân đóng vai trò gì trong đó? Một loạt các câu hỏi như vậy
đều nằm trong Phát triển tình tiết, cũng nằm trong sự hồi hộp gắn với việc
tạo ra số phận và phát triển tính cách của nhân vật Lý Cao Thành. Những
sự hồi hộp này là kỹ xảo hồi hộp theo lối kịch, được tác giả vận dụng trong
việc trần thuật, những kỹ xảo này tạo nên hiệu quả hồ nghi, mong đợi trong
tâm lý người đọc, cũng là thể hiện quan trọng về năng lực xây dựng câu
chuyện của tác giả.
Sau khi phân tích, trình bày về ba phương diện trên, tôi nghĩ vẫn
không được quên rằng có một đặc điểm quan trọng khác đang dần hình
thành trong phong cách của Trương Bình, đó là sự can thiệp chủ quan của
tác giả. Nếu xét trên phạm vi phong cách thẩm mỹ, tiểu thuyết chia thành
hai thể loại: coi trọng khách quan và coi trọng chủ quan, vậy Trương Bình
thuộc về vế sau. Trong tiểu thuyết của ông, mức can thiệp chủ quan của tác