Lý Cao Thành khi ấy thật nghêu ngao tự mãn, khinh thị quần hùng,
ông đã thề rằng sẽ đưa xưởng may Trung Dương trở thành doanh nghiệp
hiện đại hóa hàng đầu cả nước bằng chính tay mình. Lúc đó cũng chính là
thời kì hoàng kim của các doanh nghiệp dệt may quốc doanh, nguồn
nguyên liệu dồi dào, chẳng chút phiền muộn, nông dân tranh đua quyết liệt,
phải đi cửa sau mới có thể bán được bông cho nhà máy. Thị trường cung
không đáp ứng nổi cầu, ngày ngày khắp trong và ngoài tỉnh dồn dập các
dòng xe chở hàng, những lúc xe đông còn phải xếp hàng dài cách cổng nhà
máy đến mấy dặm. Đám nhân viên to nhỏ tại phòng Mua bán chẳng khác
nào những lão gia. Đám công nhân bê hàng qua nguyền rủa đám người
phòng Mua bán đứa nào cũng béo lăn!
Thực ra ai cũng như nhau cả, công nhân xưởng may Trung Dương hồi
đó có tiếng lắm, danh hiệu lẫy lừng lắm! Chiếc logo trên ngực đám công
nhân viên xưởng may Trung Dương đã làm biết bao cô gái, chàng trai phải
thèm thuồng ngưỡng mộ.
Để được đến làm việc tại xưởng may Trung Dương, đám người lãnh
đạo lớn nhỏ kia đã từng gửi biết bao nhiêu đơn từ, gọi biết bao nhiêu cuộc
điện thoại cho Lý Cao Thành.
Cũng chính tại thời điểm đó, Lý Cao Thành đã hoàn thành xong công
trình cải cách kĩ thuật toàn diện lần thứ nhất sau cuộc "cách mạng văn hóa"
cho xưởng may Trung Dương. Khi ấy, tiền vốn không phải là vấn đề đối
với Trung Dương, chỉ cần một cuộc điện thoại, lập tức sẽ có ngay hàng
nghìn vạn đồng vốn bay tới. Vốn dĩ chẳng ai nghĩ rằng một Trung Dương
hoành tráng như vậy lại có ngày thua lỗ, càng không có ai ngờ tới một
Trung Dương vững mạnh như vậy lại có ngày không trả nổi nợ nần. Trung
Dương không bao giờ sụp đổ, đó là cây rung tiền mà mãi mãi cũng không
thể cán đổ.
Năm 1983, quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng, sản phẩm may mặc Trung
Quốc xuất khẩu bị hạn chế. May Trung Dương cũng cảm thấy áp lực, sản