Ví dụ: vốn không có hiệu quả, không có thị trường, vậy mà lần lượt
đầu tư xây dựng 13 công ty phục trang, trong khi sản phẩm chẳng có sức
cạnh tranh. Một lần đầu tư xây dựng 4 xưởng áo sơ mi trên thị trường sớm
rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu.
Trong hơn 100 thực thể công ty nhà xưởng đó, lợi nhuận thu ít ỏi chỉ
có 4 nơi, lợi nhuận trung bình cơ bản có 12 nơi, thua lỗ có hơn 6 nơi.
Còn lại 40 công ty nhà xưởng toàn bộ đã ngừng sản xuất... không có ý
thức mạo hiểm, nhất là không có ý thức thị trường.
Tư tưởng trì trệ, thêm vào không có tinh thần trách nhiệm, chỉ biết chờ
đợi, dựa dẫm, yêu cầu... nhân tài kĩ thuật thiếu hụt cũng là một phần
nguyên nhân... hầu hết các nhân viên được tuyển chọn đều là con em trong
công ty và những nhân viên do công ty tiến hành ưu hóa tổ hợp phân luồng
đưa xuống. Vì thế, chất lượng sản phẩm mới không lên được, sản phẩm
không bán được, cuối cùng dẫn đến doanh nghiệp bị tổn thất nghiêm trọng
rồi phá sản đóng cửa đó cũng là tự nhiên mà thành thôi.
Qua điều tra... tổn thất trên diện tích lớn như vậy thực sự là nghiêm
trọng, cũng là những tổn thất khiến người ta đau lòng.
Nhà nước đầu tư cho vay mấy trăm triệu, lại để dựng lên nhiều công ty
nợ nần chồng chất, thua lỗ trầm trọng như vậy, bài học để lại cũng thật sâu
sắc, kết quả của nó cũng khiến người ta nhớ lâu. Chúng tôi cho rằng, ở
phương diện này, lãnh đạo công ty phải chịu trách nhiệm nhất định... cho
dù công việc cả công ty rất bận, lượng công việc rất lớn, nhưng lãnh đạo
của công ty "Tân Triều" thực sự đều là những cán bộ cũ, những lãnh đạo cũ
đã nghỉ hưu, do rất nhiều nguyên nhân đã quản lý không tốt, nhưng đây
cũng không phải là lý do để rũ bỏ trách nhiệm của mình...
Qua điều tra... cá biệt có công ty nhà xưởng thực sự có hiện tượng
loạn chi loạn tiêu, ăn uống xa đọa, cũng có một số nơi thực sự có nhiều