nề" của những người hứng chịu "khó khăn tạm thời" này cũng bị thổi bay
đi như "khói tỏa mây tan". Thế nên, "Khép mắt lại sẽ thấy được viên mãn",
thế nên "không vấn đề, không khiếm khuyết, không bất bình, cũng không
giải quyết, không cải cách, không phản kháng", thế nên, "yên tâm uống trà,
yên giấc ngủ ngon", không, phải là "yên tâm uống trà, vui chơi thỏa thích",
lịch sử suy cho cùng đã tiến bộ nhiều rồi. Văn học cũng trở thành những
màn kịch "tiêu khiển" rồi.
Nhưng, sau khi đọc "Phán Quyết", mới biết rằng xã hội này ngoài
những người "phát tài", còn có rất nhiều người chưa "phát tài", vẫn còn có
những "lựa chọn" khó khăn, nặng nề, sống còn - không chỉ đơn thuần là lựa
chọn của bách tính phổ thông, cũng có cả lựa chọn của Thị trưởng. Rất rõ
ràng, Phán quyết không phải là văn học "nhắm mắt", mà là văn học mở mắt
nhìn hiện thực. Tiên sinh Hoàng Thu Vân đã từng sáng tác một đoản văn,
đề tài là "Đừng nhắm mắt trước nỗi khổ của nhân dân". Đã qua mấy chục
năm rồi, lẽ nào vẫn còn "nỗi khổ" gì sao? Đúng, một thời gian khá dài trở
lại đây, chúng ta rất khó tìm thấy được "nỗi khổ" gì trong văn học, nhưng
bây giờ ta đã nhìn ra được "nỗi khổ của nhân dân" từ trong Phán quyết - nỗi
khổ của công nhân bình thường tại Công ty tập đoàn Dệt may Trung
Dương. Khi một doanh nghiệp ngưng trệ, đình công, sắp đóng cửa, số phận
của những công nhân đã gắn bó cuộc đời của mình mấy chục năm với
doanh nghiệp không nói cũng biết sẽ thế nào. Viết về số mệnh của họ
không chỉ cần dũng khí nghệ thuật, mà còn cần cả lương tâm - văn học tại
sao không thể quan tâm đến số mệnh của họ?
Sở dĩ tôi xem trọng giá trị và ý nghĩa của Phán quyết trong các sáng
tác văn học trước mắt, không phải chỉ đơn thuần nó là tác phẩm một lần
nữa dành quan tâm đến doanh nghiệp Nhà nước và số mệnh công nhân sau
gần 20 năm kế tiếp các tác phẩm Nhật ký nhậm chức của xưởng trưởng
Kiều, Đôi cánh nặng nề, quan trọng hơn là bởi vì lần đầu tiên nó dám thể
hiện quan hệ hiện thực mới một cách chính diện! Mà không phải tất cả các
nhà văn đều dám dây dưa với loại quan hệ hiện thực mới này. Lịch sử đã có