PHÁN QUYẾT - Trang 787

rất nhiều thay đổi lớn, những thay đổi này không chỉ là những thay đổi về
quần áo trang phục hay ăn ở đi lại của con người, không chỉ là những thay
đổi về phương thức hành vi hay quan niệm giá trị, trên thực tế, đó là sự
thay đổi sâu sắc trong các quan hệ hiện thực, chính là thay đổi trong "quan
hệ kinh tế". Chúng ta có thể so sánh Phán quyết với Đôi cánh nặng nề và
không khó để phát hiện ra tất cả đã không còn giống nhau, tất cả đều đã
khác biệt. "Người lãnh đạo" trong doanh nghiệp này không phải là "nhà cải
cách" khi đó sao? Công nhân ở đây dù vẫn là công nhân, nhưng đã trở
thành những công nhân mất việc. Người lãnh đạo ở đây đã trở thành một
một giai tầng trọng quyền lợi, tài sản quốc gia thông qua quyền lực biến
thành "tư bản", bọn họ trở thành giai cấp đắc lợi của "cải cách", quay người
một cái đã biến thành "nhà tư bản". Thật không khó để lý giải vì sao mà
những năm 90 có một "từ thịnh hành" là "giai cấp tiền lương", nhưng
truyền thông đã giấu nhẹm đi và giai cấp đối ứng với "giai cấp tiền lương"
là gì. Văn học nếu phản ánh chân thực hiện thực, thì không thể không phản
ánh những biến đổi tỉnh bơ và đầy kinh ngạc trong quan hệ hiện thực. Lý
do đường đường chính chính như vậy, thủ pháp lại "âm thầm bí mật" như
vậy, tất cả đều biến đổi một cách không ai hay biết. Đây là một dạng tồn tại
của lịch sử. Marx đã đừng đánh giá cao giá trị của văn học hiện thực thế kỉ
XIX, một nguyên nhân là Marx cho rằng những thứ mà các tác phẩm văn
học hiện thực cung cấp, khắc họa về tình hình kinh tế - chính trị trong xã
hội hiện thực còn nhiều hơn, sâu sắc hơn nhiều so với những thứ mà các
nhà chính trị doanh nghiệp, các nhà đạo đức và các nhà kinh tế cung cấp, vì
thế Marx mới gọi Dickens, Thackeray là "tiểu thuyết gia kiệt xuất", gọi
Balzac là người "có lý giải sâu sắc về quan hệ hiện thực", hầu như có thể
bắt gặp cái muôi lịch sử nước Pháp từ năm 815 cho đến năm 1848 trong
các tác phẩm của Balzac. Trong Phán quyết của Trương Bình, thông qua
cái nhìn của Thị trưởng, thông qua sự miêu tả sinh động về Công ty tập
đoàn Dệt may Trung Dương, có thể nói, đã khắc họa được tiến trình một
doanh nghiệp từng bước từng bước tiến tới bờ vực "phá sản" , khắc họa
được những biến đổi sâu sắc trong quan hệ hiện thực sinh ra ở đây. Nếu
như đem Nhật kí nhậm chức của xưởng trưởng Kiều và Đôi cánh nặng nề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.