PHAN THANH GIẢN - Trang 29

Trạm Bắc ngày chiều tin điệp vắng
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu
Minh sinh chín chữ lòng son tạc
Trời đất từ đây mặc gió thu!

Từ điển văn học (Nhà xuất bản KHXH, H.N, 1984, tập II, tr. 202 )nhận xét
về Phan Thanh Giản như sau:
"Nhìn chung, con người Phan Thanh Giản trong thơ là con người giàu tình
cảm... Ở lĩnh vực khác, thơ văn Phan Thanh Giản cho thấy một nhà nho
chính thống "an bần lạc đạo", sống có tình với bạn bè, anh em, biết coi "trí
quân trạch dân"( vừa giúp vua, vừa làm cho dân được nhờ) là mục đích
chân chính của đời mình.

Tuy nhiên, con người đó, về một phương diện khác, lại là người buồn nản
trước thế cuộc, có phần sợ phục trước văn minh tư bản, và từ sợ phục đi
đến nhẫn nhục, rồi đành khuất phục bọn cướp nước. Bài thơ nôm cuối cùng
Tuyệt cốc có thể là bài thơ tập hợp đầy đủ mọi mâu thuẫn trong con người
Phan Thanh Giản.

Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn

Long Xuyên, 5-9 /11/2007

Ảnh trên: Ngày 16/4/1863,thiếu tướng Bonard và đại tá I Pha Nho
Phalanca đến Huế, được vua Tự Đức đón tiếp trọng thể; để cùng làm lễ ký
công nhận Hòa ước Nhâm Tuất (theo Nguyễn Phan Khoang, còn Trọng
Kim lại cho rằng vào tháng 2/1863).Điều này càng cho thấy Huế rất nhu
nhược và nếu cho rằng Phan Thanh Giản tự ý làm sai trái thì Huế vội phê
chuẩn làm gì…


Tranh dưới: rất có thể đây là tranh mô tả cảnh ký hòa ước Nhâm Tuất ngày
05-06-1862 tại Sài Gòn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.