Người ta lại gặp hai ông bên cạnh Nguyễn Tri Phương ở Hà Nội, rồi bị bắt
làm tù binh ngày 20/11/1873, sau hòa ước Giáp Tuất hai ông được trao trả
cho triều đình Huế, rồi được triều đình trọng dụng…
Phần mộ hai ông Phan Liêm và Phan Tôn cùng được xây dựng trong chùa
Trà Am, thôn Tư tây, xã Thủy An, Thành phố Huế hiện nay, cách chợ Đông
Ba khoảng 15 km, sát bên núi…
IV.Dẫn hai bài thơ và một nhận xét để thay cho lời kết :
Bài thơ nôm cuối cùng Tuyệt cốcchính là tâm trạng đầy bi kịch của ông,
một vị đại thần đầu bạc, suốt đời lận đận trong vòng trói buộc của hai chữ
"trung quân", đồng thời cũng là người thực thi đường đối “chủ hòa” mà cứ
đinh ninh là mình yêu nước, thương dân một cách đúng đắn.Lúc cuối cùng,
ông mới thấy van lơn với giặc là vô hiệu, vô cùng tai hại:
Trời thời, đất lợi, lại người hoà
Há dễ ngồi coi, phải nói ra
Lăm trả ơn vua, đền nợ nước
Ðành cam gánh nặng, ruỗi đường xa
Lên ghềnh, xuống thác thương con trẻ
Vượt biển, trèo non cám phận già
Cũng tưởng một lời an bốn cõi
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba!
Nhà thơ lớn đương thời Nguyễn Đình Chiểu tỏ thái độ thương tiếc và trân
trọng đối với ông Phan Thanh Giản qua bài thơ điếu, mà mỗi câu chữ đều
rất thắm đượm nghĩa tình:
Non nước tan tành hệ bởi đâu
Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu
Ba triều công cán vài hàng sớ
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu