hiện một chủ trương đã được hoạch định từ trước của triều đình thời Tự
Đức.
Khi hoà ước được ký kết tại Sài Gòn, tuy chưa được nhà vua phê chuẩn; Tự
Đức gần như là hớn hở nên ung dung nói rằng:“ Hòa nghị đã thành, có thể
ngồi mà đến Phú cường”, ngay sau khi mắng Giản & Hiệp là tội nhân thiên
cổ, thì thật là không sao hiểu nỗi.
Đình thần, lúc bấy giờ có một số người phản đối như Trần Hi Tăng (ông
tam nguyên Vị Xuyên này được lệnh vào trấn nhậm Vĩnh Long, ông Trần
vì bất bình hòa ước, không chịu đi nên bị bức phải uống thuốc độc mà
chết), nhưng đa phần cũng chỉ có thể nhận xét và tâu lên vua :
"về khoản cắt đất bồi ngân, hai viên ấy đã làm, phần nhiều chưa hợp.
Nhưng điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ họ còn tức khí", và đề
nghị "công việc Nam Kỳ nên chuyển uỷ cho Phan Thanh Giản, Lâm Duy
Thiếp đứng làm".
Trở lại việc Phan Thanh Giản để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867, trách
nhiệm của ông về nguyên tắc có phần nặng nề hơn vì với cương vị Vĩnh
Long - An Giang - Hà Tiên kinh lược sứ, ông có trách nhiệm giữ đất và là
người được toàn quyền thay mặt nhà vua xử lý mọi việc trong vùng.
Nhưng trên thực tế, chủ trương "cầu hoà" và Hoà ước 1862 mà Tự Đức đã
phê chuẩn năm 1863, đã đặt Phan Thanh Giản vào nhiệm vụ giữ đất 3 tỉnh
miền Tây vào tình thế cực kỳ khó khăn đến bế tắc.
Về vị trí địa lý, 3 tỉnh miền Tây hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra khỏi địa bàn
cả nước bởi 3 tỉnh miền Đông đã ở trong tay quân Pháp.
Hơn thế nữa, trung thành theo Hoà ước 1862 và nhất là sợ người Pháp
"nghi ngại", Tự Đức "đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán để hiểu
bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ở làm ăn", rồi còn "xuống dụ cho
cho tỉnh thần ba tỉnh sức khắp các hạt biết, mà các quan phủ huyện một khi
trông thấy, tức thì bắt ngay đem giải, nhà dân có ai chứa chấp cũng bắt tội
như kẻ phạm tội" .