Sau đó Dorokhin nói tới điều thực sự quan trọng, mà theo anh, nó đang
được sự quan tâm chung của mọi người. Anh nói về vụ gieo hạt sắp tới, về
việc cần thiết phải sửa chữa nông cụ, về tình hình giống má, v.v…
Tuy có đôi khi bị xúc động về cuộc sống riêng của mình, nhưng
Dorokhin cố nén lòng. Anh không cho phép mình được đi chệch ra khỏi
những điều mà mình coi là chính yếu nhất. Anh cũng không nhắc tới ngay
cả cái ý định sau chiến tranh anh sẽ xin quay trở lại vùng biên giới này để
công tác.
Người phóng viên ghi lại cặn kẽ lời phát biểu của Dorokhin và nói: “Đại
úy, anh nói rất đúng!” Tuy nhiên, nhà báo vẫn nhìn Dorokhin một cách hoài
nghi vì anh hoàn toàn không nói đến về cuộc sống riêng tư của mình và của
gia đình. “Thật là những con người sắt đá!” Người phóng viên suy nghĩ
như thế sau khi Dorokhin kết thúc cuộc nói chuyện.
Sau khi đồng chí chủ tịch nông trang nói vài lời đáp từ, Dorokhin chào từ
biệt mọi người. Anh bước đến từng người và nắm chặt lấy tay họ. Bác
Stepan ôm hôn anh một cách nồng nhiệt.
- Anh mang theo chiếc áo bành tô của mình thì có tốt hơn không? – Bác
Stepan nói. – Áo anh đang mặc đã rách, mặc thế không tiện đâu!
- Mang theo chiếc áo bành tô của cháu à? Vâng, có thể được lắm! –
Dorokhin tỏ vè đồng ý.
Chiếc hòm lại xuất hiện trong phòng. Bác Stepan cởi dây thừng, mở nắp
hòm ra và trong nhà xông lên mùi hương nhẹ nhàng của thuốc lá và hoa
ngải quen thuộc đối với Dorokhin mà xưa kia vợ anh rất ưa thích. Dường
như sợ điều gì đó có thể xảy ra, Dorokhin không tới gần chiếc hòm. Bác
Stepan lục lọi rồi lôi từ trong hòm ra một chiếc áo bành tô quân nhân màu
xám nhàu nát nhưng hoàn toàn mới.
- Nên bóc chiếc phù hiệu cũ đi và thay bằng chiếc phù hiệu mới, – bác
Stepan nói.
Chiếc mũ lưỡi trai trong hòm cũng bị lôi ra và rơi xuống sàn nhà. Đó là
chiếc mũ quân nhân kiểu cũ của Dorokhin, lớp sơn trên vành lưỡi trai đã