PHÁP BẢO ĐÀN KINH - Trang 45

Sứ quân hỏi: “Tại sao lại không có công đức gì cả?”.

Hòa thượng nói: “Xây chùa, bố thí, cúng dường chỉ là tu phước, không

thể lấy phước làm công đức được. Công đức ở tại Pháp thân, không phải ở

phước điền. Tự trong pháp tánh đã có công đức. Kiến tánh là công, bình

đẳng là đức. Bên trong thấy Phật tánh, bên ngoài tu hành cung kính. Nếu

như khinh tất cả mọi người, không cắt đứt được sự chấp ngã, thì tự mình

không thể có công đức được. Nếu như tự tánh mình hư vọng, Pháp thân

không còn có đức nữa. Nếu trong niệm niệm liên tục có tu hành phước đức

và bình đẳng chơn tâm, thì công đức sẽ không nhỏ và hành vi luôn luôn

cung kính. Tự tu thân là công, tự tu tâm là đức. Công đức là do tự tâm mà ra,

phước và công đức là khác nhau. Võ đế không hiểu chánh lý, chứ không

phải là Tổ Đạt Ma Đại sư lầm lẫn đâu”.

35. Sứ quân đảnh lễ rồi lại nói: “Đệ tử thấy Tăng chúng, đạo, tục,

thường niệm A Di Đà Phật và nguyện vãng sanh Tây phương. Xin Hòa

thượng giải thích rõ cho đệ tử xem người ta có thực sự vãng sanh ở đó được

không, ngõ hầu để dẹp tan mối nghi của đệ tử”.

Đại sư nói: “Sứ quân lắng nghe, Huệ Năng tôi sẽ giải thích cho ông.

Thế Tôn lúc ở Xá Vệ quốc, thuyết giảng về Tây phương để dẫn hóa chúng

sanh. Kinh văn nói rõ ràng rằng: “Tây phương cách đây không xa. Chỉ vì

muốn dạy những người có căn cơ thấp mới nói là xa, còn nói gần là để dạy

người có trí tuệ cao. Tuy con người có hai loại, pháp chẳng hề có bất

“đồng”. Giữa mê và ngộ có sự dị biệt, cũng như kiến giải có mau có chậm.

Kẻ mê niệm Phật hy vọng vãng sanh Tây phương, người ngộ chỉ thanh tịnh

tâm mình. Cho nên Phật nói: “Tùy tâm mình tịnh, là Phật độ tịnh”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.