PHÁP Y TẦN MINH: NGƯỜI GIẢI MÃ TỬ THI - Trang 33

Tôi gật gật đầu. Tôi đây vốn là học sinh đứng đầu môn giải phẫu học cục
bộ, nên dễ dàng hiểu được hiện tượng xuất huyết ở phần đá xương thái
dương. Nhìn bộ phận này trên hộp sọ của người chết đã biến thành màu
đen, tôi nói: “Phần đá xương thái dương của cô ấy rõ ràng có xuất huyết,
nếu không phải là màu trắng chứ không đen thế này.”

Anh Thánh Binh gật đầu khen ngợi, “Đúng, cô ấy bị chết ngạt”.

“Nhưng khoang miệng cô ấy không hề có thương tổn.” Tôi cũng biết rằng,
nếu lấy tay bịt mũi, miệng thì sẽ phải khiến vùng lợi xung quanh niêm mạc
miệng tổn hại.

“Nếu có vật mềm lót ở dưới thì sao?” Anh Thánh Binh nói, “Trên giường
có rất nhiều đồ vật mềm mại.”

Tôi chợt hiểu ra, “Gối đầu! Thế nhưng nếu cứ thế mà phán đoán là bị chết
ngạt, liệu có phải là đoán bừa không?”

“Đừng nóng vội, chúng ta kiểm tra thử phần da nhợt nhạt trên ngực cô ấy
xem.”

Dựa theo kỹ thuật giải phẫu chính quy, chúng tôi mở phần ngực bụng của
người chết ra, tiến hành rạch ngang khoảng da tái nhợt trên ngực. Từ mặt
cắt sẽ thấy đây là một khoảng da nhợt nhạt, mạch máu dưới da không có lấy
một chút vết máu, thậm chí cơ thịt dưới da cũng cho thấy sự thiếu máu.

Vậy phần da tái nhợt này có ý nghĩa gì?” Anh Thánh Binh hỏi tôi.

Tôi lắc đầu không biết.

“Khi người ta còn sống, máu tràn khắp các mạch máu, cũng không ngừng
lưu động.” Anh giải thích, “Nếu trên phần mềm của cơ thể bị vật nặng đè
lên, da, mô liên kết và máu trong mạch máu sẽ bị ép ra xung quanh, như
vậy phần bị đè lên sẽ bị thiếu máu. Nếu người này chết khi bị đè xuống như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.