“Chân răng có màu hồng, là hiện tượng răng mân côi
.” Tôi nói.
Răng mân côi là một phương pháp của ngành pháp y, thường dùng làm căn
cứ phán đoán chết đuối. Tuy hiện nay có rất nhiều cơ quan pháp y trong
nước phủ nhận mối quan hệ qua lại tất yếu giữa chết đuối và răng mân côi,
nhưng từ nhiều năm công tác trong ngành pháp y, tôi phát hiện răng mân
côi cũng có ý nghĩa tham khảo nhất định đối với việc phán đoán các vụ chết
đuối.
“Có thể là chết đuối”. Tôi nói, “Nhìn tình trạng mòn của răng, người chết
hẳn là chưa đến 35 tuổi, vì chỉ có một hai điểm ngà răng
“Nếu không phải xẻ xác, thì đầu của người này đâu?” Chi đội trưởng Hoàng
hỏi, “Ý chú là cái đầu tự rơi ra sao?”
“Vâng.” Tôi gật đầu, “Sau khi thi thể bị xà phòng hóa vẫn tiếp tục phân
huỷ, dẫn đến việc các phần mềm đã sáp hóa gãy rời ra, không có gì giữ cho
phần thân và phần cổ gắn liền với nhau. Vì thân nặng đầu nhẹ nên có thể
phần đầu đã bị nước trong cống cuốn trôi, hoặc là bị công nhân vệ sinh dọn
đi mà không hay biết.”
“Năm nay ở đây mưa to lũ lớn, nên khả năng cái đầu bị nước cuốn đi là rất
cao.” Chi đội trưởng Hoàng nói, “Có lẽ thi thể này bị vùi tương đối sâu,
nhưng vì mưa to nước lớn cuốn trôi hết lớp bùn bên trên, nên đến năm nay
công nhân vệ sinh mới tìm thấy cái xác. Hiện giờ điều chúng tôi quan tâm
là thời điểm tử vong của người này, để có thể tìm được nguồn gốc thi thể”.