mỉ lau phần da quanh miệng mũi nạn nhân, cùng có thể thấy mấy vết hình
trăng khuyết: “Niêm mạc môi miệng có tổn thương xuất huyết, xem ra là
hung thủ bóp cổ nạn nhân đồng thời bịt miệng mũi.”
“Đúng vậy.” Anh Vĩnh nói, “Chắc chắn là sợ nạn nhân kêu lên.”
“Nhưng tôi có nghi vấn.” Tôi tiếp, “Những vết bong tróc da trên cổ hình
thành như thế nào?”
“Hình thành do da cổ ma sát với vật tương đối thô ráp.” Bác sỹ Kiều thuận
miệng đáp.
“Tôi hiểu ý của bác sỹ Tần.” Anh Vĩnh nói, “Ý anh là da bàn tay và da cổ
không thể hình thành hiện tượng bong da, chỉ có đeo găng tay mới làm
được, bởi vì găng tay thô ráp, ma sát với cổ sẽ khiến da vùng cổ bong tróc.”
Tôi gật đầu, lại dùng kẹp cầm máu chỉ vào những tổn thương hình trăng
khuyết, nói: “Tổn thương hình trăng khuyết này, tôi cho rằng đó là dấu
móng tay, các anh không phản đối chứ?”
“Không.” Bác sỹ Kiều lắc đầu.
“Nhưng,” anh Vĩnh nói tiếp, “Đeo găng tay thì làm sao để lại dấu móng tay
trên da nạn nhân?”
Thấy anh Vĩnh hiểu được suy nghĩ của mình, tôi bèn nói tiếp: “Nếu hung
thủ là Kim Bình thì vì sao cô ta lại đeo găng ta? Có da bong tróc, có vết
móng tay, có khi nào là nhắc nhở chúng ta rằng hung thủ chỉ đeo một chiếc
găng tay?”
“Hay là Kim Bình hẹn ai đó đến giết người, hung thủ đeo găng tay còn Kim
Bình thì không đeo, cả hai người hợp lực giết chết bà cụ?” Anh Vĩnh nói.