Vụ án thứ mười bảy – Giếng cổ hôi thối
“Tôi thấy không thể cứ thay phiên nhau đi công tác như thế này được.” Đại
Bảo nói, “Số tôi đen đủi, hai tháng nay toàn đi mấy vụ kêu oan thôi.”
Đại Bảo là một người đàn ông 30 tuổi gầy gò, đeo kính, anh là trung đội
phó trung đội kỹ thuật trực thuộc đại đội hình sự của Cục công an Thanh
Hương. Thanh Hương là một thành phố dân cư đông đúc, tuy có không ít án
mạng xảy ra nhưng số lượng phá án vẫn luôn dẫn đầu toàn tỉnh. Sư phụ
thấy được thành tích của đội pháp y Thanh Hương nên quyết định đào tạo
cho nơi này một cán bộ có thể gánh vác được trọng trách nặng nề, trở thành
lực lượng cốt cán, vì vậy sư phụ đưa Đại Bảo từ Thanh Hương lên tỉnh,
cùng anh Vĩnh bắt đầu khóa huấn luyện thầy kèm cặp trò kéo dài một năm.
Sở dĩ các bác sĩ pháp y có thể cống hiến không ngừng cho cái nghề vừa khổ
vừa mệt này, là bởi họ đắm chìm giữa cảm giác được khiêu chiến và đạt
được thành tựu trong lúc điều tra án mạng. Đại Bảo cũng không ngoại lệ,
anh lên Sở được hai tháng, vốn dĩ vẫn cũng anh Vĩnh chia nhau thay phiên
đi công tác, không ngờ cứ anh Vĩnh đi thì là án mạng, mà đến lượt Đại Bảo
đi lại chỉ toàn là án kêu oan. Hai tháng trôi qua, Đại Bảo bắt đầu mất kiên
nhẫn.
“Thật ra tôi thấy xử lý án kêu oan cũng giúp cọ xát ý chí, rèn luyện năng
lực.” Tôi nói, “Hồi tôi mới đi làm ấy, toàn bộ án kêu oan đều là tôi gánh
hết.”
“Vậy sao được.” Đại Bảo đáp, “Chú đã gặp sói xám ăn rau bao giờ chưa?”
“Sói Xám vốn chỉ được ăn rau đó thôi?[1]” Tôi biết, việc tôi vừa cùng anh
Vĩnh phá xong án mạng tại huyện Đinh Sơn khiến cho khao khát được tham
dự vào vụ án lớn trong lòng Đại Bảo trỗi dậy mãnh liệt. Lần này đến lượt
Đại Bảo đi công tác, việc anh ấy lo lắng cũng có thể thông cảm được.