PH
ẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
xiv
luồng sinh khí trong đời sống tu hành của người học Phật, đồng
thời đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng trong đời sống tâm linh cho
cư dân vùng đất mới. Trong khoảng thời gian này, sự xuất hiện của
hai Thiền sư Thạch Liêm (dòng Tào Động) và Nguyên Thiều (dòng
Lâm Tế) đã tạo cho Phật giáo xứ Đàng Trong phát triển trong sự kế
thừa các dòng thiền, các chi phái đã góp phần tạo nên sự đa dạng,
phong phú cho Phật giáo Nam bộ và tồn tại cho đến nay.
Tính đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hóa đã làm cho vùng Nam
bộ Việt Nam có đời sống vật chất và tinh thần đa dạng, phong phú.
Qua hội thảo này, tôi đề nghị các nhà Phật học và các nhà nghiên
cứu cùng suy gẫm và nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa những vấn đề
trọng yếu của Phật giáo vùng Nam bộ.
Thứ nhất, về phương pháp nghiên cứu, Phật giáo vùng Nam bộ
không chỉ được tiếp cận từ góc độ tôn giáo, lịch sử và khảo cổ học
mà cần được khai thác qua phương diện văn hóa học, dân tộc học
và nhân học để thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của Phật
giáo vùng Nam bộ cũng như những tác động và ảnh hưởng của Phật
giáo đối với đời sống xã hội, văn hóa và tinh thần của các cộng đồng
Việt Nam, Trung Quốc và Khmer ở vùng Nam bộ. Tôi cho rằng
cách tiếp cận liên ngành này sẽ giúp chúng ta phác họa bức tranh
toàn cảnh về Phật giáo vùng Nam bộ.
Do vậy, hội thảo về Phật giáo vùng Nam bộ lần này nên được
nhìn nhận là điểm khởi đầu thú vị, hơn là sự cứu cánh trong chính
nó. Nói cách khác, HVPGVN tại TP.HCM nên tiếp tục tổ chức
các hội thảo tiếp theo và biên soạn các sách chuyên khảo về Phật
giáo vùng Nam bộ bao gồm cơ sở khoa học, chuẩn xác về niên đại,
truyền thừa có cơ sở lý luận, nền tảng triết học, văn hóa tổ chức, văn
hóa ứng xử nhằm làm nổi bật những nét đặc trưng của Phật giáo
vùng Nam bộ.
Thứ hai, về trường phái Phật giáo, vùng Nam bộ là sự tiếp biến,
dung hợp của Phật giáo Bắc tông người Việt, Phật giáo Bắc tông
người Hoa, Phật giáo Nam tông người Việt và Phật giáo Nam tông
người Khmer. Trong quá trình mở rộng cương thổ ở Nam bộ, cộng