PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER: TRUYỀN THỪA VÀ BIẾN ĐỔI
167
vì hướng nội, do đó ngày càng ít quan tâm đến các giá trị dân tộc
truyền thống.
Và cho dù được coi là tầng lớp trí thức của dân tộc Khmer, nhưng
một số vị sư còn hạn chế về trình độ nhận thức và chính trị, nên việc
tiếp thu và chuyển tải giáo lý Phật giáo, chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước đến tín đồ vẫn còn một số bất cập.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Vấn đề tôn giáo và dân tộc luôn được các nhà nước quan tâm,
bởi nó gắn liền với sự ổn định chính trị xã hội của quốc gia và sự
tồn vong của thể chế chính trị. Trong bối cảnh Phật giáo Nam tông
Khmer là cốt lõi văn hóa tinh thần của dân tộc Khmer Nam bộ, là
chỗ dựa vững chắc trong quá trình tham gia vào công cuộc đổi mới
của đất nước ở người Khmer, việc phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề tôn giáo và dân tộc có ý
nghĩa rất quan trọng. Đến lượt mình, giải quyết tốt vấn đề tôn giáo
và dân tộc lại góp phần phát triển đời sống vật chất và an sinh xã hội
ở các vùng Khmer.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan
tâm đầu tư, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho người Khmer,
nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, và giáo dục. Việc
làm này đã góp phần cải thiện đáng kể cơ hội hòa chung nhịp bước
với tiến trình đổi mới của đất nước cho người Khmer, nhưng không
phải ai cũng nắm bắt được cơ hội ấy và nỗ lực thay đổi.
13
Vì vậy, để xây dựng và phát triển một cộng đồng Khmer tiên
tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, đi cùng với một Phật giáo Nam
tông Khmer theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã
hội”, cần có những giải pháp mang tính đồng bộ đối với cả hệ thống
chính trị, từ đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, đến sự phối hợp hành động của các tổ chức chính
trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến
13. Nguyễn Ngọc Đệ và cs (2005), Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long: Những điều kiện
thoát nghèo, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, số 4.