PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 195

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

166

Sóc Trăng có hiện tượng người Khmer cải sang đạo Tin Lành, một
số trong đó vẫn đến chùa.

Bên cạnh đó, một số phong tục, tập quán đã dần trở nên lỗi thời

trong tình hình mới, một bộ phận người Khmer dường như đang
tụt lại sau, không bắt kịp với tốc độ biến đổi và phát triển hiện nay
của xã hội. Do lo sợ bị mất bản sắc, nên họ có xu hướng co cụm lại,
cố gắng bảo tồn nền văn hóa truyền thống, nhất là tín ngưỡng
tôn giáo.

11

Điều này khiến họ phần nào ngại thay đổi, không chịu

tiếp thu cái mới, không muốn lược bỏ những phong tục, tập quán
đã lạc hậu.

Hầu hết người Khmer là nông dân, với trình độ phát triển kinh

tế và dân trí có phần thấp hơn các dân tộc khác. Tình trạng thiếu đất
canh tác, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp khá phổ
biến, khiến cho người Khmer hiện nay gặp nhiều khó khăn. Ngô Văn
Lệ

12

nhận xét, khu vực nông thôn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên

Giang, Cà Mau có tỉ lệ người Khmer nghèo cao nhất.

Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ

người Khmer, do

không có đất canh tác hoặc có ít đất

vì đã

cầm cố,

cho thuê, bán,

bị thiếu đói, nợ nần, mùa màng thất bát, đã chuyển

sang đi làm thuê như một nghề chính. Điều đáng chú ý là trong
những năm gần đây, số người Khmer rời địa phương đi làm thuê xa
hoặc di cư tới khu vực đô thị ngày càng tăng, do đó trong các phum,
sóc chỉ còn lại đa phần là người già và trẻ em, cùng một số ít hộ khá
giả hơn đôi chút vẫn còn ruộng đất, tiếp tục canh tác và giữ nếp sinh
hoạt như trước. Tình trạng này đã phần nào làm cho các giá trị văn
hóa truyền thống Khmer dần bị mai một vì thiếu người kế tục.

Thời đại công nghệ số lên ngôi cũng tác động mạnh đến người

Khmer, đặc biệt là thanh thiếu niên, với xu thế hướng ngoại thay

gian gần đây. Kỷ yếu Hội nghị Thông báo Dân tộc học 2013, Viện Dân tộc học.

11.

Phạm Đức Dương (2008), Giáo trình bài giảng chủ đề văn hóa Phật giáo Việt Nam trong tương tác

với văn hóa Phật giáo khu vực và thế giới, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Ngô Văn Lệ (2013), Đặc điểm xã hội và đói nghèo ảnh hưởng đến sự phát triển, phát triển bền

vững của các dân tộc thiểu số: trường hợp người Khmer Nam bộ. Kỷ yếu Hội nghị Thông báo Dân tộc học
2013
. Viện Dân tộc học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.