PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
164
thấy nhất, đó là người Khmer thường xuyên quan tâm đóng góp sức
người sức của cho chùa và các vị sư. Chùa được xây dựng, sửa chữa,
và mở rộng bởi sự đóng góp của các tín đồ, nhưng bởi đa phần họ
đều là người nghèo, nên việc này phải kéo dài trong nhiều năm, ban
đầu được làm từ vật liệu rẻ tiền với quy mô nhỏ, rồi dần dần thay
bằng vật liệu kiên cố hơn với quy mô lớn hơn. Với quan niệm, chùa
vừa là bộ mặt và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng
đồng, vừa là kết quả của việc tạo phước tích đức cho kiếp sau, nên
dù nghèo nhưng người Khmer vẫn cố gắng góp công góp của vào
đây. Vì thế, Phan An
5
cho biết, có hiện tượng một số vùng Khmer
nghèo khó nhưng lại có chùa to lớn lộng lẫy. Bên cạnh đó, họ còn
chăm lo nuôi dưỡng và phục vụ các vị sư, cũng như trực tiếp đóng
góp nhân sự vào hàng ngũ này qua việc đi tu để trả nghĩa cho cha
mẹ, để học chữ học đạo, để tạo phước tích đức.
Hệ thống tổ chức của Phật giáo Nam tông Khmer tương đối
khác biệt với Phật giáo Bắc tông. Trước hết là Tăng đoàn, bao gồm
các vị sư tu hành trong chùa, họ được người Khmer coi là hiện thân
của Đức Phật, và là tầng lớp trí thức đại diện cho dân tộc mình.
Đứng đầu chùa là một vị lục cả có uy tín và được người dân kính
trọng, bên cạnh vị này có một hoặc hai vị lục nhị giúp việc, rồi đến
các vị Tỳ kheo và Sa di.
6
Các vị sư không chỉ chuyên chú vào việc tu
hành, mà còn tích cực tham gia vào đời sống thế tục của cộng đồng
Khmer: họ là tấm gương đạo đức để tín đồ noi theo, họ trực tiếp
giúp đỡ động viên tín đồ trong đời sống hàng ngày, họ che chở cưu
mang những người nghèo khó, họ dạy chữ và dạy làm người cho
thanh thiếu niên địa phương.
7
Tiếp đến là ban quản trị chùa (knas kamaka wat) đại diện cho
cộng đồng tín đồ, thường là tám người, gồm có chủ chùa (nhom
wat), người phụ trách nghi lễ (acha wat), và các thành viên phụ
5. Phan An (2009), Phật giáo Nam tông của người Khơ-me, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phan An (2009), Phật giáo Nam tông của người Khơ-me, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7.
Thạch Muni (2012), Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước – thực trạng và giải pháp. Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Biến động tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa (Nghiên cứu trường
hợp Đồng bằng sông Cửu Long), Cần Thơ.